Đền Tuần Quán (Yên Bái): Nơi ghi dấu những giá trị văn hoá lịch sử

Nằm trong quần thể di tích lịch sử của thành phố Yên Bái, từ lâu, Đền Tuần Quán đã nổi tiếng là một ngôi Đền tôn nghiêm, cổ kính với nhiều chứng tích lịch sử còn nguyên giá trị.

Toạ lạc bên bờ sông Hồng hiền hoà Đền Tuần Quán lâu nay không chỉ được biết đến là điểm cúng lễ, cầu an lành của tín đồ phật tử thập phương, mà còn được xem như một trong những điểm đến không thể thiếu trong hành trình tâm linh cầu tài cầu lộc của du khách xa gần trong những dịp đầu xuân.

Theo tích xưa, Đền thuộc tổng Bách Lẫm, huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hoá, nay thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm. Lịch sử ghi lại: Đền có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ 15. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh, tương truyền bà chính là Quỳnh Hoa công chúa giáng trần, vì đã có công hộ quốc tý dân nên được vua Lê Hiển Tông ban sắc phong là Đức chúa quốc Mẫu Hoàng Ân Phương Dung. Ngoài ra Đền còn thờ đức thánh Trần là Trần Quốc Tuấn, người đã có công giúp vua đánh giặc cứu nước.

Cùng với thời gian, với những biến cố thăng trầm của lịch sử, qua các cuộc chiến tranh đã khiến Đền bị tàn phá nhiều lần, có lúc tưởng chừng như không còn dấu tích. Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá tôn nghiêm của dân tộc, năm 1992 Đền chính thức được tôn tạo xây dựng lại khang trang. Năm 2005, Đền được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là di tích lịch sử văn hoá. Từ đây, Đền đã trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trong và ngoài tỉnh, là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hoá trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nét trang nghiêm, tôn kính hoà quyện với thiên nhiên, trời đất càng làm tôn thêm vẻ đẹp thuần khiết, thanh tịnh của ngôi Đền.

Hàng năm cứ vào ngày 3 tháng 3 âm lịch Đền tổ chức chính hội (Ngày hội Mẹ) để tưởng nhớ đến công lao của Mẫu Liễu Hạnh, người đã có công giúp nhân dân khai khẩn ruộng nương, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngoài phần hội, Đền còn tổ chức các trò chơi dân gian như cờ tướng, đánh vật, kéo co, làm bánh dày, hát chầu văn, hát chèo… nhằm tái hiện lại cuộc sống, giá trị văn hoá thủa xưa trong truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Ngoài ra Đền còn có một lễ hội nữa gọi là tiệc cha được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Với những nét đặc trưng, sự thành kính trang nghiêm, hàng năm, vào mỗi dịp đầu xuân, du khách thập phương lại nô nức trở về Đền để trảy hội, vãn cảnh, cầu tài cầu lộc, cầu cho một năm may mắn, mưa thuận gió hoà, phúc đẳng hà sa, Quốc thái dân an.

Bỏ qua những toan tính, những bộn bề nơi phố xá để tìm lại cho mình chút khoảng lặng từ bi trong cõi lòng giữa chốn tâm linh, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn mình thanh thoát nhẹ nhàng. Gìn giữ những nét đẹp muôn đời của tổ tông mà lớn hơn cả là nét đẹp văn hoá trong tâm hồn người Việt chứa đựng bên mái đền thân thuộc sẽ luôn ẩn chứa những giá trị huyền bí để mỗi người dân hướng về cái thiện, về với cội nguồn dân tộc trong dịp hành hương đầu xuân.

Khởi nghĩa Yên Bái

Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc tổng nổi dậy bằng vũ trang, nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu của miền Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 2 năm 1930, do Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) tổ chức và lãnh đạo. Mục đích của cuộc nổi dậy là lật đổ chính quyền thuộc địa của Pháp để xây dựng một nước Việt Nam Cộng Hòa. [2] Tỉnh lỵ Yên Bái chỉ là một trong những mục tiêu của cuộc tổng tấn công của VNQDĐ vào quân đội và chính quyền thuộc địa. Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại, đảng viên của VNQDĐ bị truy nã, giam cầm, và hành hình. Các lãnh tụ Nguyễn Thái HọcPhó Đức Chính bị Pháp áp giải từ Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 11 đồng chí sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930. Những cái chết hào hùng ấy khiến địa danh Yên Bái mặc nhiên gắn liền với cuộc tổng nổi dậy, và từ đó lịch sử Việt Nam mệnh danh sự kiện này là cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái hay Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái.

Bối cảnh

Sau những tổn thất nặng nề do chính quyền thực dân gây ra, một số lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng chủ trương phản công bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang, chứ không thể ngồi khoanh tay chờ bị tiêu diệt. Vì vậy, trong hội nghị nhóm họp ở làng Võng La, xã Hạ Bì, Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ ngày 26 tháng 1 năm 1930, Quốc Dân Đảng nhận định rằng họ cần phải tiến hành một cuộc khởi nghĩa để phản công lại sự đàn áp của Pháp. Sau đó không lâu, một hội nghị tiếp theo được tổ chức tại làng Mỹ Xá, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trong phiên họp ấy, đa số các đại biểu đều tán thành kế hoạch "Tổng Khởi Nghĩa". Cũng trong cuộc họp này, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã vạch ra kế hoạch tấn công một số đô thị và những yếu điểm quân sự của Pháp, bao gồm: Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại, Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, và Hà Nội. Chỉ huy các mặt trận cũng được chỉ định trong phiên họp lịch sử đó. Trong một cuộc họp bí mật khác, trên núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh, giữa các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, và Nguyễn Khắc Nhu, ngày giờ phát động cuộc Tổng Khởi Nghĩa được ấn định là ngày 10 tháng 2 năm 1930

Chuẩn bị

Việt Nam Quốc Dân Đảng quyết định tiến hành cuộc Tổng Khởi Nghĩa đồng loạt ở một số tỉnh Bắc Kỳ vào đêm 10 tháng 2 năm 1930, bao gồm các tỉnh: Yên Bái do Thanh Giang, Nguyễn Văn Khôi; Sơn Tây do Phó Đức Chính; Hưng Hoá, Lâm Thao do Nguyễn Khắc Nhu; Phả Lại, Hải Dương do Nguyễn Thái Học; Hải Phòng, Kiến An do Vũ Văn Giản tức Vũ Hồng Khanh, và Hà Nội do Đoàn Trần Nghiệp [3].

Yên Bái được lựa chọn là một địa điểm của cuộc Tổng Khởi Nghĩa vì vị trí quan trọng của đô thị này trên tuyến đường nối Hà Nội với Lào CaiVân Nam.

Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái, các cán bộ của Quốc Dân Đảng là Nguyễn Thị GiangNguyễn Thị Bắc được phái tới thành lập và tổ chức binh đoàn Yên Bái, đồng thời gây dựng cơ sở trong lực lượng lính khố đỏ tại đây. Sau đó, một chi bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng gồm binh lính người Việt trong quân đội Pháp được thành lập, kể cả các quân nhân Quản Cầm, Cai Thịnh, Cai Nguyên, Cai Thuyết, và Cai Hoàng tức Ngô Hải Hoàng. Lực lượng khởi nghĩa nhận được lời hứa ủng hộ của lính khố xanh và chi bộ tại Xuân Lũng, Phú Thọ. Tuy nhiên, sắp tới ngày khởi nghĩa thì người chỉ huy là Quản Cầm bị bệnh, đang chửa trị tại bệnh viện Lanessan. Quốc Dân Đảng liền cử Trần Văn Liêm và Nguyễn Văn Khôi là những người không am hiểu về quân sự đến lãnh đạo và cử Ngô Hải Hoàng thay Quản Cầm.

Ngày 9 tháng 2 năm 1930, nhân cơ hội lễ hội đền Tuần Quán có nhiều người từ khắp nơi kéo về, lợi dụng dịp này, đảng viên Quốc Dân Đảng đã chuyển dấu vũ khí đến Yên Bái. Cuộc khởi nghĩa của binh đoàn Yên Bái tấn công quân đội Pháp khởi sự vào ngày 10 tháng 2 năm 1930.

Hành động

Tối ngày 9 tháng 2 năm 1930, ngay khi có kèn hiệu tắt đèn ở trại lính, lực lượng nổi dậy đã đột nhập và hội với lực lượng binh lính nổi dậy bên trong. Quân khởi nghĩa chia làm mũi đánh vào khu nhà ở của sĩ quan, đồn Cao và đồn Dưới với mục tiêu là giết chỉ huy người Pháp và chiếm trại. Đúng 1 giờ sáng 10 tháng 2 thì lực lượng khởi nghĩa đồng loạt hành động. Các viên chỉ huy Pháp là quan ba Jourdan, quan một Robert, quản Cunéo, đội Chevalier, sĩ quan Damour, Bouhier bị giết. Một số chi huy người Pháp khác bị thương nặng.

Sau khi tiêu diệt các sĩ quan Pháp, lược lượng nổi dậy chiếm kho vũ khí, chiếm nhà ga và cơ quan trong tỉnh.

Viên chỉ huy cao nhất của quân Pháp là trung tá Tacon đã chốt chặt ở đồn Cao và đánh trả lực lượng tấn công. Quân nổi dậy dần rơi vào bất lợi do chỉ có ít lính khố đỏ theo còn lính khố xanh không những không theo như đã hứa mà còn chống lại.

Đến 7 giờ sáng ngày 10 tháng 2, Tacon chỉ huy quân phản công và chiếm được lại toàn bộ trại lính, bắt giữ 4 cai và 22 lính khố đỏ cùng 25 nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã thất bại vào sáng 2 tháng 10 năm 1929.

Kết quả

Quân khởi nghĩa đã tiêu diệt 2 sĩ quan, 3 hạ sĩ quan, 6 cai và lính khố đỏ, làm bị thương 2 sĩ quan, 4 hạ sĩ quan và 4 cai và lính khố đỏ, thu được 2 khẩu súng liên thanh, 12 súng trường.

Ngày 27 tháng 2 năm 1930, 15 người của quân khởi nghĩa đã bị đem ra tòa xử và 4 trong số đó bị tử hình.

Sau khi một loạt lãnh đạo của Quốc dân Đảng bị bắt, thực dân Pháp đưa 87 người tới Yên Bái xử vào ngày 23 tháng 3 năm 2009, và 13 trong số đó bị tử hình. Nguyễn Thái Học và một số đồng chí bị bắt ở Hải Dương cũng bị đem tới Yên Bái tử hình trong đợt này. Các lãnh tụ Quốc dân Đảng khác bị tử hình cùng đợt ở Yên Bái ngày 23 tháng 3 gồm Phó Đức Chính, Bùi Tử Toàn (nông dân), Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Đào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Văn Tiềm, Nguyễn Như Liên (20 tuổi, sinh viên) bí danh Ngọc Tỉnh, Nguyễn Văn Cửu, Lê Văn Tụ, Nguyễn Văn Tính, và Hà Văn Lạo (25 tuổi, thợ hồ).

Chính phủ Bảo hộ còn ra lệnh ném bom triệt hạ làng Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương vì có tin là nghĩa quân về ẩn náu ở đó.[4]

Thơ ca về cuộc Khởi nghĩa Yên Bái

Thương tiếc các vị anh hùng vị quốc vong thân, trong số các bài thơ ca, có bài thơ "Ngày Tang Yên Bái" được in trong sách giáo khoa tiểu học thời bấy giờ:

Ngày Tang Yên Bái
Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than
Từ lưng trời sương trắng rủ màn tang
Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ
Trên Yên Bái đang u sầu và lặng lẽ
Giữa mấy hàng gươm sáng tỏa hào quang
Mười ba người liệt sỹ Việt hiên ngang
Thong thả tiến đến trước đài danh dự
Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ
Vài cụ già đầu bạc lệ tràn rơi
Ngất người sau tiếng rú ới con ơi
Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn
Trên khóe mắt đã từng khinh đau đớn
Của những trang anh kiệt sắp lìa đời
Nhưng chỉ trong giây lát vẻ tươi cười
Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước
Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước
Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường
Éo le thay! Muốn phụng sự quê hương
Phải dẫm nát bao lòng mình quí mến
Nhưng này đây, phút thiêng liêng đã đến
Sau cái nhìn chào non nước bi ai
Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài
Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng
"Việt Nam muôn năm!" Một đầu rơi rụng
"Việt Nam muôn năm!" Người kế tiến lên
Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc

Du lịch yên bái

Tỉnh Yên Bái
Di Tích đền Đại Cại - Tỉnh Yên Bái

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ chí minh ở Văn Chấn Nghĩa Lộ - Tỉnh Yên Bái
Khu di tích mộ Nguyễn Thái Học - Tỉnh Yên Bái
Chiến khu Vần - Tỉnh Yên Bái
Bến phà Âu Lâu lịch sử - Tỉnh Yên Bái
Tham quan các trang trại Yên Bái
Du lịch Suối Giàng - Tỉnh Yên Bái
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Yên Bái
Đình làng Dọc: Nơi lưu giữ nét văn hoá Tày - Kinh đặc sắc
Vãn cảnh vùng cao -Mù Cang Chải

Bản Hốc - Điểm du lịch hấp dẫn ở Yên Bái

Khai Trung (Yên Bái) - Vẻ đẹp nguyên sơ

Suối Giàng - một điểm đến lý tưởng cho du khách

Yên Bái : Xây dựng điểm đến cho du khách thập phương

Huyền ảo Thác Bà

Rừng tháp cổ Bến Lăn - Yên Bái

Du ngoạn trên bình nguyên xanh Khai Trung

Nhà sàn du lịch cộng đồng ở Khai Trung.
Khai Trung - Vẻ đẹp nguyên sơ

Một góc khu du lịch Khai Trung.

Nghĩa Lộ xưa và nay

Khu di tích lịch sử văn hóa Căng Đồn - Nghĩa Lộ trong những ngày lễ lớn của dân tộc. (Ảnh: Hoàng Nhâm)
Nhiều người nhận xét, Nghĩa Lộ nay gấp mấy chục lần xưa. Chẳng dám so sánh xa xôi, xin bắt đầu từ năm 1990 với 4 nét cơ bản là “điện, đường, trường, trạm”.

Chút nắng vàng cuối thu sót lại làm ánh lên tượng đài chiến thắng giữa lòng thị xã, Nhà bia lưu danh 408 liệt sỹ đã hy sinh anh dũng cho quê hương, đất nước nở hoa độc lập trong đó có liệt sỹ, nhạc sỹ Đinh Nhu - tác giả của bài hát nổi tiếng “Cùng nhau đi hùng binh”. Di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ như một minh chứng lịch sử khắc ghi hào khí đấu tranh cách mạng của những con người đất Nghĩa anh hùng trong kháng chiến, năng động trong xây dựng quê hương mới.

Lịch sử hào hùng

Lịch sử Đảng bộ Nghĩa Lộ đã ghi: Năm 1944 thực dân Pháp kéo quân vào xây dựng Căng và Đồn Nghĩa Lộ để giam giữ tù chính trị chuyển từ căng Bá Vân (Thái Nguyên) về và lập mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ Sông Đà nuôi dưỡng cuộc chiến tranh xâm lược. Không ngăn được dòng thác cách mạng, ngày 17-3-1945, tù chính trị bị giam giữ tại đây nổi dậy phá Căng. Bạo động không thành, 9 đồng chí bị thực dân Pháp bắn chết rồi chôn chung một hố trong đó có liệt sỹ, nhạc sỹ Đinh Nhu, 11 người chạy thoát và trở thành lực lượng nòng cốt cho phong trào đấu tranh sau này.

Đầu tháng 10-1951, bộ đội chủ lực mở chiến dịch Lý Thường Kiệt tấn công đồn bốt Nghĩa Lộ nhưng không thành. Sau chiến dịch 1951, địch bố trí Phân khu Nghĩa Lộ thành 2 cứ điểm là đồn Pú Trạng (Nghĩa Lộ đồi có 300 quân) và đồn Nghĩa Lộ (Nghĩa Lộ phố có 500 quân đồn trú) rất kiên cố. Mỗi cứ điểm có 1 đại bác 105mm, 5 súng cối 60 và 81 ly, nhiều trọng liên, đại liên và trung liên. Hai cứ điểm lại gần nhau có thể chi viện cho nhau cả về hoả lực và sung lực đồng thời địch có thể chi viện quân dù rất tốt vì có sân bay.

Ngày 13-10-1952, Đại đoàn quân Tiên Phong tiến vào giải phóng Nghĩa Lộ. Trung đoàn 88, 102 theo đường Đại Bục, Khau Vác vào vị trí xuất phát tấn công Nghĩa Lộ. Ba tiểu đoàn bộ binh 18, 19, 322 bao vây Nghĩa Lộ ở phía nam, phía bắc và chiếm lĩnh các vị trí cao ở các ngọn núi phía đông và bắc. Trước đó, Đại đội 86 và du kích các xã phục kích đánh quấy rối địch, chuẩn bị sẵn sàng lương thực, thực phẩm cho bộ đội và lực lượng dân công hoả tuyến sẵn sàng lên đường.

Sáng 17-10-1952, toàn bộ lực lượng đã sẵn sàng trên trận địa. Các đơn vị của Sư 312, 316 cũng đã tiến sát các đồn Sài Lương, Gia Hội, Tú Lệ, Ca Vịnh, Cửa Nhì để cùng nổ súng.

Cụ Hoàng Đình Vị, 80 tuổi, tổ 1, phường Pú Trạng, nguyên là cán bộ Bưu điện tỉnh Yên Bái điều vào Nghĩa Lộ năm 1948, kể lại: Cụ được lệnh dẫn một đơn vị bộ đội vào đánh từ phía sau đồi Pú Trạng. 16h 17-10-1952, bộ đội đã ém quân ở khu đồi Pú Lo, khu bản Tân, bản Ten và ngay chân Nhà máy nước. Lúc đó, một tiểu đội địch xuống lấy nước đã bị ta bắt sống trong đó có cả lính Pháp, có tên còn đang cởi trần.

17h15 phút ngày 17-10-1952, cối 120, 81, 57, ĐKZ, Bazoca của Trung đoàn 102 đồng loạt dội vào trung tâm Nghĩa Lộ đồi (kế hoạch là đánh Nghĩa Lộ đồi trước, sau đó đánh Nghĩa Lộ phố trong một đêm). Các tiểu đoàn bộ binh đánh thọc sâu vào trong tiêu diệt toàn bộ Phân khu Nghĩa Lộ với gần 400 tên địch, bắt sống 177 tên trong đó có thiếu tá (quan tư) Tia-ri-ông chỉ huy Phân khu.

3h sáng 18-10-1952, Trung đoàn 88 nổ súng đánh vào Nghĩa Lộ phố đến 8h sáng 45 tên bị tiêu diệt, 235 tên bị bắt, trong đó có tên đại úy Bác-be chỉ huy đội tăng viện, thu 2 khẩu đại bác 105mm, toàn bộ lực lượng địch ở Nghĩa Lộ đồn bị tiêu diệt. Đêm 18-10 quân ta tiếp tục tấn công vị trí Cửa Nhì, diệt và bắt gần 150 tên địch.

Góp phần làm nên chiến thắng, quân và dân Nghĩa Lộ đã tự nguyện ủng hộ 250 tấn gạo và hàng chục con trâu, bò, lợn đồng thời bất chấp nguy hiểm che chở giúp đỡ bộ đội chiến đấu. Nhiều người con trên mọi miền Tổ quốc và trên quê hương Nghĩa Lộ đã anh dũng hy sinh mà tên tuổi mãi mãi lưu danh. Chiến thắng giải phóng Nghĩa Lộ 1952 đập tan mắt xích quan trọng, mở toang cánh cửa thế chiến lược phòng thủ Sông Đà mở đường giải phóng hoàn toàn vùng Tây Bắc.
Ghi nhận những chiến công và đóng góp của quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, ngày 3-11-2004, Chủ tịch nước Trần Đức Anh đã ký Quyết định 826/QĐ/CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho nhân dân và lực lượng vũ trang thị trấn Nghĩa Lộ, nay là thị xã Nghĩa Lộ.

Tự hào đi lên

Nhiều người nhận xét, Nghĩa Lộ nay gấp mấy chục lần xưa. Chẳng dám so sánh xa xôi, xin bắt đầu từ năm 1990 với 4 nét cơ bản là “điện, đường, trường, trạm”.

Ông Đặng Nam Cát, năm nay đã 72 tuổi, nguyên Trưởng đài Truyền thanh từ năm 1983 - 1993, kể rằng: Thời tôi, dân Nghĩa Lộ vẫn thường nói “Điện ông Trâm, tăng âm ông Cát” (ông Cát là Trưởng Đài Truyền thanh, ông Trâm là Trạm trưởng Trạm Thủy nông quản lý Thủy điện Nậm Tăng). Thời ấy chưa có điện lưới quốc gia, duy nhất có Nhà máy Thủy điện 19/5 ở Pú Trạng bây giờ và Thủy điện Nậm Tăng thắp sáng cho khu thị trấn Nghĩa Lộ và dùng cho Đài chạy tăng âm nên hai ông “độc quyền” về điện và đài.

Còn nhớ mùa Giải bóng đá thế giới năm 1990, cả Nghĩa Lộ chỉ có Trạm Thủy nông ông Trâm là có điện và một chiếc ti vi Nep-tuyn, muốn xem phải thay nhau xoay cần ăng ten, vậy mà cả thị trấn cách đèn pin đổ xô đến xem như đi hội. Bây giờ hoàng hôn chưa kịp buông xuống thì đèn điện đã lung linh toả sáng đến từng ngõ xóm, bản làng, sóng phát thanh - truyền hình phủ kín cả vùng Mường Lò. Trung bình mỗi tháng Nghĩa Lộ tiêu thụ hơn 1,5 triệu kwh điện, doanh thu tiền điện một năm hơn 18 tỷ đồng.

Lại về đường. Trước năm 1995 duy nhất có hơn 1km từ cầu Thia đến Bến xe khách là đường được rải đá, còn lại toàn đường đất và đá cuội, nắng nhuộm bụi đỏ mưa bùn ngập đường, cưỡi chiếc xe đạp Thống Nhất mới đổi lợn cho cửa hàng thương nghiệp chưa được ba ngày thì ốc đĩa, ốc tanh đã rụng sạch, xe khách chạy ra Yên Bái mất gần ngày. Mùa mưa lũ, Nghĩa Lộ trở thành ốc đảo vì ô tô không đi qua được ngầm ngòi Thia. Hôm nay từ Yên Bái vào Nghĩa Lộ chỉ hai giờ đồng hồ, cầu Thia, cầu Nung liền một dải huyết mạch, ô tô xe máy nối đuôi nhau trên 129km đường lớn, đường nhỏ ôm lấy Nghĩa Lộ như những dải lụa mềm, dạo quanh phố phường đất không bén quần.

Đường vào Nghĩa Lộ bên cánh đồng Mường Lò thẳng cánh cò bay.
(Ảnh: Thanh Miền)

Nói về trường. Thế hệ 7x đổ về trước còn nhớ rõ, Nghĩa Lộ duy nhất chỉ có một trường phổ thông cơ sở cấp I - II và trường cấp III, học trò trên dưới 300 em chưa bằng một phường bây giờ. Một em đỗ đại học xôn xao cả thị trấn. Hôm nay, 7/7 xã phường đều có trường ở ba cấp học, THPT có đến 4 trường với hơn 6.000 học sinh, lại có cả trung tâm dạy nghề nữa, vậy chẳng gấp đến cả 20 lần xưa!

Nói về trạm. Nghĩa Lộ xưa chỉ có một bệnh viện cỡ hai chục giường bệnh, dân bản ốm đâu là ngả lợn, gà, trâu, bò cúng “Giàng” cứu, đau bụng đi mua viên thuốc cũng khó, vậy mà qua hơn chục năm, xã, phường nào cũng đều có trạm y tế với trên 40 cán bộ y tế, mỗi trạm có một bác sỹ, 6/7 trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia. Bệnh viện Đa khoa Nghĩa Lộ trở thành bệnh viện tuyến 2 khám chữa bệnh cho toàn dân vùng phía tây của tỉnh với 200 giường bệnh, mỗi năm khám chữa bệnh cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân. Ấy là chưa nói đến chi nhánh của Bệnh viện Hữu Nghị 103 và Trung tâm Y tế thị xã.

Trải qua những thay đổi của lịch sử. Nghĩa Lộ từ chỗ là trung tâm kinh tế - chính trị của châu Văn Chấn, của tỉnh Nghĩa Lộ, của huyện Văn Chấn rồi giờ là thị xã miền Tây của tỉnh, ở bất cứ thời kỳ nào, Nghĩa Lộ cũng đều thể hiện vai trò trung tâm đối với sự nghiệp chung của địa phương.

Từ khi được tái lập năm 1995 theo Nghị định 31/CP của Chính phủ, giai đoạn 1996 - 2000 thị xã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10,6%/năm. Đến năm 2000, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đã chiếm 24,3%, thương mại - dịch vụ 55%, nông lâm nghiệp 20,7%. Thu nhập trên một ha đất canh tác đạt 27 triệu đồng. Đến giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 11,3%/năm; thu nhập bình quân tăng 1,6 lần so với năm 2000. Bình quân 3 năm 2006, 2007, 2008 tăng trưởng GDP đạt trên 14%, năm 2008 GDP bình quân đầu người đạt 7,8 triệu đồng.

Những con số ấy đã tạo cho phố núi Nghĩa Lộ một diện mạo mới, từ chợ Mường Lò, các cửa hàng, cửa hiệu dọc các tuyến đường từ cầu Thia đến đường Điện Biên, đường Thanh Niên, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thị Minh Khai... đã hình thành các phố thương mại sầm uất của một đô thị đang trên đà phát triển.
Nghĩa Lộ ngày ấy, sục sôi khí thế hào hùng cách mạng - Nghĩa Lộ hôm nay khoác một tấm áo mới với vẻ đẹp hoành tráng của một đô thị đang trên đà phát triển mà vẫn giữ được bản sắc rất riêng của văn hóa Tây Bắc.

Mạc Khải

Thác Bà - Đất lành chim đã trở về!

Đất lành, chim đã trở về
YBĐT - ...Cách đây vài năm, từng đàn cò trắng đã về sinh sống trên hồ với số lượng vài nghìn con. Những chú cò lội bì bõm bên mép hồ Thác Bà (Yên Bái) hay chao lượn từng đàn lớn trên mặt nước hồ xanh thẳm, thực sự tạo ấn tượng bất ngờ, thích thú cho du khách...

Du khách tham quan hồ Thác Bà không chỉ được chiêm ngưỡng thuỷ điện Thác Bà; sự lung linh huyền ảo của động Thuỷ Tiên, động Xuân Long và tìm hiểu nét văn hoá truyền thống đặc sắc của cư dân ven hồ..., hơn thế, họ còn được ngắm những cánh cò trắng chao nghiêng trên mặt hồ, rất thơ mộng và thanh bình.

Ông Hà Chiến – Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Yên Bình: Để bảo vệ đàn cò, Chi cục Kiểm lâm Yên Bình sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân; phối hợp với cơ quan chức năng quản lý tốt các loại vũ khí quân dụng, đồng thời nghiêm cấm việc săn bắn trên vùng hồ. Về lâu dài, phải tiến hành xây dựng các mô hình rừng trồng bền vững, để cò có nơi trú ngụ. Tuy nhiên, để công tác bảo vệ đàn cò nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung, kiến nghị tỉnh và trung ương có chế tài quản lý chim, thú, chứ không riêng động vật quý hiếm như hiện nay.

Được ví là “Hạ Long trên núi”, với tổng diện tích trên 23 ngàn ha, trong đó có trên 19.000 ha mặt nước và 1.300 hòn đảo lớn nhỏ, Thác Bà có một hệ sinh thái vô cùng phong phú. Dưới nước, tôm cá tung tăng bơi lội từng đàn, nhiều đến nỗi đến mùa cá vật đẻ như trâu đằm. Thuỷ sản là nguồn sinh sống của hàng ngàn hộ dân ven hồ với sản lượng đánh bắt hàng năm lên đến hàng nghìn tấn. Trên bờ, thực vật phát triển phong phú, với nhiều loài cây quí hiếm, động vật hoang dã như: lợn rừng, báo, hươu, nai, cầy cáo... cũng chọn nơi đây là nơi trú ngụ. Đáng tiếc, sau nhiều năm khai thác theo kiểu huỷ diệt, hệ sinh thái trên hồ bị xâm hại nghiêm trọng, nguồn lợi về kinh tế trên hồ cũng dần cạn kiệt.

Xác định giá trị to lớn mà hồ Thác Bà mang lại, những năm gần đây, tỉnh và huyện Yên Bình đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư nhằm bảo tồn phát huy, khai thác thế mạnh của hồ Thác. Từ việc giao đất giao rừng, những hòn đảo đã xanh trở lại. Cùng với việc thả cá giống, do tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý mà việc khai thác theo kiểu huỷ diệt như: đánh mìn, xung điện, lưới vét… đã giảm.

Ông Vũ Phúc Thịnh - lái tàu khách du lịch trên hồ Thác Bà Thường xuyên đưa khách đến các điểm du lịch, tôi thấy du khách rất thích thú khi chứng kiến những đàn cò trắng chao lượn trên mặt nước hay kiếm ăn trên hồ. Theo tôi, các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cần có những biện pháp cấp bách và lâu dài để bảo vệ đàn cò.

Sinh thái trên hồ tốt hơn là điều kiện để các các loài cá, chim thú có cơ hội quay về sinh sống, trong đó có loài cò trắng. Cách đây vài năm, từng đàn cò trắng đã về sinh sống trên hồ với số lượng vài nghìn con. Những chú cò lội bì bõm bên mép hồ, hay chao lượn từng đàn lớn trên mặt nước hồ xanh thẳm, thực sự tạo ấn tượng bất ngờ, thích thú cho du khách.

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là cò về, hồ Thác Bà lại là địa điểm tụ tập của những thợ săn vì nhiều người đã coi việc săn bắn chim thú là thú vui, dùng súng hơi, súng thể thao, bẫy... để săn bắn triệt hạ đàn cò một cách không thương tiếc. Buồn hơn, trong đó có nhiều thợ săn là cán bộ, công chức, viên chức!

Hồ Thác đất lành, chim trời đã trở về! Bảo vệ đàn cò, để đàn cò là một yếu tố trong phát triển du lịch, bảo vệ sinh thái trên hồ Thác là vấn đề đặt ra cấp thiết đối với các cơ quan quản lý, cũng như người dân địa phương!

P.V

Thăm “Vương quốc” đá quý

Làm tranh đá quý tại thị trấn Yên Thế (Lục Yên).
YBĐT - Ngoài tấm biển “Chợ đá quý huyện Lục Yên” được treo trên cổng phía trục đường chính thì không có một dấu hiệu nào cho khách vãng lai biết được đây là nơi hằng ngày diễn ra các “thương vụ” của dân buôn đá. Chợ đá quý họp vào lúc 7 giờ sáng và kết thúc sau khoảng 3 tiếng. Gọi là chợ nhưng đếm đi đếm lại chỉ có hơn chục “quầy hàng” với độ ba, bốn chục người cả mua lẫn bán. Mỗi quầy chỉ đơn giản là một bàn gỗ con, trên bày la liệt các loại đá quý.


Bãi đá và những số phận con người

Cơn bão đá đỏ đầu thập niên 90 ở Lục Yên đã mang lại cho người dân nơi đây nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhiều người đã giàu lên trông thấy hoặc “đổi đời” nhanh chóng. Ngược lại, nó cũng mang đến những tệ nạn xã hội.

Ông Nguyễn Quốc Dân - một người gắn bó lâu năm với đá quý, bùi ngùi kể cho chúng tôi nghe về chuyện những người đi làm đá quý bị đá vôi đè bại liệt, tàn phế suốt đời; kể về những người làm thuê bị sập hầm không tìm thấy xác; kể về những câu chuyện “sáng tay trắng đi làm thuê, chiều về thành triệu phú” của nhiều người trong vùng; và ông cũng kể về cái “nghiện” của những người làm đá, dường như ai cũng có trong lòng một ham muốn tột cùng, một thôi thúc mãnh liệt tìm đến đá quý, bất chấp mối nguy hiểm vẫn cận kề...

Tại Lục Yên hiện chỉ còn có một số mỏ đá được khai thác với quy mô nhỏ. Đá quý có giá trị thì thi thoảng lắm mới xuất hiện. Loại còn lại được khai thác nhiều nhất là “đá gốc”, đây là loại đá trắng được sử dụng cho việc làm tranh đá. Lẫn trong đá gốc thường là mảnh tinh thể đá đủ các màu xanh, đỏ rất đẹp. Hiện đang tồn tại một “đội quân mót đá” với số lượng khá đông người.

Sở dĩ gọi là “đội quân mót đá” vì họ sống nhờ phần đá rơi vãi từ các bãi khai thác đá trên đỉnh núi - nơi các nhóm dân khai thác tự phát san gạt một bãi đất trống, sau đó cho nổ mìn lấy đá. Ngoài phần chính được khai thác tại bãi, do sức nổ của mìn mà nhiều tảng đá lớn khác lăn xuống và trở thành nguồn sống cho dân mót đá. Ngoài tốp làm nghề mót đá, bãi đá còn là nơi mưu sinh của hàng chục gia đình người Dao làm nghề chuyển đá thuê.

Sau khi nhận việc, bà con chỉ dùng gùi, tay không hoặc dùng các cây gỗ làm con lăn để di chuyển đá. Có những tảng đá lớn, trọng lượng hàng tấn, có khi lên tới vài tấn cũng được thuê chuyển bằng cách thủ công như vậy trong nhiều ngày trời và giá vận chuyển còn đắt hơn tiền mua đá. Cứ khoảng 4 - 5 giờ chiều, sau đợt nổ mìn cuối cùng, vài tảng đá sót ở bãi Mây lăn ầm ầm xuống. Được một lúc, khi thấy tình hình yên ắng, đội quân mót đá tràn ngay lên triền núi, tay mang theo túi nilon, búa to, búa nhỏ và bắt đầu tìm kiếm vận may của mình. Gõ, đập đến nhừ tay, mồ hôi đẫm áo... tất cả đều tất tưởi cho cuộc mưu sinh.

Chợ đá quý

Một góc chợ đá quý ở thị trấn Yên Thế (Lục Yên).

Chợ đá quý được hình thành từ năm 1995. Sự nhộn nhịp của nó cũng được thay đổi theo thời gian, thay đổi theo những thăng trầm của nghề làm đá.

Ngoài tấm biển “Chợ đá quý huyện Lục Yên” được treo trên cổng phía trục đường chính thì không có một dấu hiệu nào cho khách vãng lai biết được đây là nơi hằng ngày diễn ra các “thương vụ” của dân buôn đá. Chợ đá quý họp vào lúc 7 giờ sáng và kết thúc sau khoảng 3 tiếng. Gọi là chợ nhưng đếm đi đếm lại chỉ có hơn chục “quầy hàng” với độ ba, bốn chục người cả mua lẫn bán. Mỗi quầy chỉ đơn giản là một bàn gỗ con, trên bày la liệt các loại đá quý.

Hàng được giao dịch tại chợ đá quý khá đa dạng: từ những viên đá rubi vài triệu đồng đến những viên rubi “mắt tôm” (loại chỉ có thể dùng làm tranh) hoặc facetted (mài cạnh) giá khoảng 2 triệu đồng/kg. Chợ bán cả hai loại là đá gia công chế tác và đá thô nguyên dạng được khai thác từ các bãi. Đá đã gia công đa phần đã qua mài giũa theo kiểu cabochon (mài nhẵn) hoặc facetted (mài cạnh) theo các hình khối thích hợp để làm mặt nhẫn, hoa tai...

Vật bất ly thân với người đi chợ đá quý là một chiếc đèn pin được lắp một loại bóng đèn đặc biệt để soi kiểm tra đá. Được biết, trong khoảng dăm năm trở lại đây, ở Lục Yên hầu như không xuất hiện những viên đá có giá trị lớn mà chỉ có những viên “tầm tầm”. Trên thực tế những viên đá được đem ra giao dịch tại chợ đá quý Lục Yên có giá cao nhất cũng chỉ vào khoảng 5 – 7 triệu đồng. Chợ chỉ được coi như nơi để gặp gỡ, trao đổi thông tin...

Tranh đá quý – nghệ thuật của nghệ thuật

Tranh đá quý Lục Yên hiện nay đã trở thành một trong những sản phẩm có thương hiệu lớn trên thị trường trong nước. Đây là loại tranh được làm từ 100% nguyên liệu đá quý của Lục Yên nên có màu sắc rất đẹp, được nhiều khách hàng ưa thích.

Tại một cơ sở chế tác tranh, chúng tôi thật sự bất ngờ và choáng ngợp bởi những bức tranh cỡ lớn được làm từ nguyên liệu đá quý với nhiều chủng loại, đa dạng về đề tài và màu sắc. Kỹ thuật làm tranh đá quý hết sức công phu, từ việc sơ chế đá, chuốt đá, chọn đá màu đến vẽ tranh, ghép đá... đều thể hiện sự tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân dân gian. Bột đá và keo 502 (keo Con Voi) là hai chất liệu chủ yếu.

Sau khi hoạ sỹ vẽ mẫu bằng bút chì hay phấn mầu trên tấm gỗ hay phóc-mi-ca, các nghệ nhân theo đó mà rắc đá, bột đá với độ mầu chuẩn xác để tạo hình, rồi nhỏ keo cho kết dính đá lại. Phía dưới đá mầu luôn có một lớp bột đá cẩm thạch làm nền để cho tranh vừa bền chắc vừa khỏa lấp những khiếm khuyết. Cái khó nhất trong làm tranh đá quý là những viên đá mầu li ti làm sao dệt nên những hình ảnh sinh động, có thần thái riêng biệt, trở thành những tác phẩm nghệ thuật đích thực không phải chỉ đơn thuần là những mảnh ghép vô hồn... Trung bình 2-3 ngày mới hoàn thành một bức tranh đá quý khổ nhỏ, còn đối với những bức tranh cỡ lớn, nhiều hoạ tiết thì có khi phải mất cả tuần.

Mỗi bức tranh thành công là sự kết hợp hài hoà giữa ý tưởng phối cảnh của người họạ sỹ với đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân ghép đá, chăm chút công phu từng họa tiết. Hiện nay tại làng tranh Lục Yên có gần 50 cơ sở sản xuất tranh, tập trung chủ yếu ở thị trấn Yên Thế. Dù mới hình thành chỉ vài năm nhưng làng tranh đá quý này hiện đang không ngừng cải tiến để phát triển.

Vĩ thanh

Tiếng máy khoan rít lên từng chập khi chạm vào những viên đá tại một xưởng tinh chế đá gốc khu vực thị trấn Yên Thế khiến chúng tôi cảm nhận rõ ràng sự hối hả, vất vả của những người đã, đang và còn tiếp tục theo nghề đá. Hướng đi mới đã có, đó là những sản phẩm làm ra từ đá quý thực thực sự đã trở thành hàng hoá, thậm chí hàng hoá có thương hiệu. Tuy vậy, mọi thứ dường như vẫn đang trong tầm tự phát của các cơ sở, các doanh nghiệp vừa và nhỏ?!

Gửi em ở cuối sông hồng

1. Dương Soái vừa tự hào lại vừa chạnh lòng với cái việc lúc nào người ta cũng chỉ biết tới anh như là tác giả có duy nhất một bài thơ bất hủ "Gửi em ở cuối sông Hồng". Bài thơ-hát "kinh điển" về dòng sông Mẹ của nền văn minh sông Hồng ấy hình như nước Việt ta ai cũng thuộc cả:

"Anh ở biên cương,
nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
ở nơi đây mùa này con nước,
lắng phù sa in bóng đôi bờ.
Anh ở biên cương,
biết là em năm ngóng tháng chờ.
Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước,
nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốt,
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong".

Dẫu cái tên Dương Soái rất... tướng soái, lại thêm việc anh "chết danh" với hình ảnh anh lính trận mạc nhớ người yêu ở đầu ngọn sông Hồng, thế cho nên ai cũng tưởng Dương Soái một đời là lính chiến, bỗng một ngày nổi hứng xé vỏ bao thuốc lá làm một bài thơ rồi... lẳng lặng bẻ bút. Một phần cho sự lầm tưởng ấy là nữa: Dương Soái rất ít nói. Anh muốn đóng khung treo lên nơi trang trọng nhất rồi tạm quên đi cái vinh quang của một bài thơ mà anh đã viết từ hơn một phần tư thế kỉ trước. Để tiếp tục tìm tòi, sáng tạo những mùa vàng hơn thế. Anh vẫn làm thơ, sáng tác nhạc, kịch, truyện ngắn; giờ vẫn là đương kim Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái.

2. Thật ra thì Dương Soái vốn là công nhân địa chất, với lí lịch 11 năm mưa dầm cơm vắt "tiến vào rừng sâu làm giàu cho tổ quốc" - đi tìm quặng. Cái mỏ quặng sắt mà anh cùng đồng đội tìm ra, nghe nói nó gồm triệu triệu tấn, lớn thứ nhì Việt Nam, chỉ bé hơn có nhõn mỏ sắt Thạch Khê trong Hà Tĩnh thôi. Cái từ trường nào đó của biển sắt trong lòng đất ấy đã khiến các bác lái máy bay trên trời mấy phen hoảng hồn: vì khi bay qua vùng "vàng thoi bạc nén" ấy, sóng vô tuyến gì gì của tàu bay cũng nhiễu hết cả! Riêng anh, 11 năm ấy, anh "cũng kiếm được khoảng 30 bài thơ". Những câu thơ lấp lánh như vàng ròng trong cái mỏ sắt, mỏ đồng vùng Hoàng Liên Sơn (cũ): đời anh "Y tá địa chất" (tên bài thơ của Dương Soái) nay đây mai đó "Những bắp tay xắn trần võ đi cuồn cuộn", giữa rừng rú "Nhà ở tạm thôi nên phải rộng tầm nhìn/ Biết chắn gió đông, giành tia nắng sớm" (ở bài khác của anh, cũng có những câu tương tự về vùng mỏ: "Cánh chim sập nắng, đỉnh đèo mọc lên") để tiếp tục "Theo đoàn người đi mở cửa núi non/ Cho đất nước hồng hào công nghiệp".

Tôi thích những vần thơ lãng mạn hơn cả tình yêu của chàng trai địa chất Dương Soái, khi cậu mới 23 tuổi (sáng tác năm 1973). Có lẽ phải những người thích tiêu sài thời gian bằng những kỷ nguyêni, những ngàn triệu năm thì mới hiểu thấu tâm trạng của kẻ đi tìm dấu chân tiến hóa của quả đất tự thuở hồng hoang:

"Nơi mở ra bát ngát những cánh đồng
Nơi khe nước rỉ luồn cũng là nguồn của một dòng sông

(...)

Nơi thương đau mà ngàn năm về trước
Trắng xương ai tìm châu báu ngọc ngà.

(...)

Nơi thời gian dẫn ta đi xa
Gặp lại không gian những kỉ nguyên
thuở trước

(...)

Đây hòn than in đậm nét lá cây
Ba trăm triệu năm bát ngát đầm dương xỉ
Và đây con thằn lằn bay gợi nhiều nỗi nhớ
Hóa đá rồi vẫn vỗ cánh thời gian...".

(Bài "Đất lạ")

Sau 11 năm trò chuyện với từng vỉa tầng quả đất vừa già nua và tươi mới, Dương Soái làm phóng viên chiến trường trên mặt trận biên giới Lào Cai, hồi tháng 2 năm 1979. Anh đi gần như trọn vẹn cuộc chiến tranh biên giới vùng Lào Cai, tận mắt nhìn thấy "đầu rơi máu chảy" theo đúng nghĩa đen. Bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" đã bật ra từ thảm cảnh chiến tranh đó.

Và Dương Soái đã không lầm khi anh tiếp tục khai vỉa quặng trữ tình Yên Bái bằng bài tỉnh ca "Yên Bái - một vùng quê" (nhạc và lời Dương Soái:

"Anh sẽ cùng em vào thăm Nghĩa Lộ
Nhập nối vòng xoè Thanh Lương thương nhớ

(...)

Về quê em trinh trắng mùa ban
Về quê em rượu cần hương nếp
Về quê em trăng vàng dát bạc
Về quê em trăng giỡn giữa dòng Thia".

3. Trở lại với "Gửi em ở cuối sông Hồng". Thật khó hình dung, bài thơ được sáng tác từ bối cảnh cuộc chiến khốc liệt giữa ta và địch trong chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979. Cuộc chiến đau lòng tới mức, cứ nhắc cụm từ "Tháng hai bảy chín" là ai nấy lặng đi, Dương Soái cũng lặng đi. Anh tẩn mẩn đi lục tìm những bản thảo viết tay trên những vuông giấy nâu xám một thời. Chữ anh viết bằng bút mực xiên xiên, nhi nhít gạch xoá. Đó là phóng sự tường thuật trực tiếp từ chiến trường máu lửa "một mất một còn" hồi "tháng hai bảy chín".

Dương Soái kể:

"Năm 1979, chiến tranh biên giới nổ ra. Tôi nhận lệnh của lãnh đạo vào chiến dịch "tường thuật nóng"! Tôi đi ngược lên biên giới, gặp những đoàn người sơ tán, họ đi trùng trùng với nỗi hoang mang khủng khiếp! Những hình ảnh không bao giờ tôi quên được: thỉnh thoảng pháo địch lại nã trúng đoàn người chạy đạn. Vài người chết. Đoàn người càng táo tác. Họ dắt díu nhau chạy xuôi vào nội địa, cũng chẳng biết sẽ đi đến đâu. Có người vai đeo súng trường, máu trên người vẫn xối xả, ròng ròng. Họ vẫn cứ đi. Chợt tôi gặp tiểu đoàn bộ đội vừa quần nhau với giặc trở ra. Họ gặp nhau, ai cũng xuýt xoa: "Tao tưởng mày chết rồi". Vài người khóc, rồi tất cả cùng khóc. Bộ đội mình hy sinh nhiều quá, có đơn vị gần hết... quân số. Gặp nhà báo, anh em chỉ nhờ mỗi việc: anh viết bài, nhớ báo tin cho gia đình, đồng đội là chúng em vẫn còn sống. Chúng em không thể lui về tuyến sau được giữa lúc tổ quốc lâm nguy này. Em còn thì biên giới mình vẫn còn. Nhiều người mượn tôi cái bút viết thư cho gia đình. Có người viết vài dòng rồi đề địa chỉ gia đình, người yêu vào cuối lá thư rồi nhét vào tay tôi nhờ tôi kiếm phong bì, ghi địa chỉ, bỏ thư vào thùng hộ. Có người chỉ đưa mỗi tên hòm thư người thân rồi bảo: "Anh viết hộ em mấy dòng. Chỉ cần nói rằng em vẫn sống!". Có người viết thư cũng chỉ với mong muốn, cần gửi những dòng chữ cuối cùng của mình về tới gia đình! Tôi đã khóc và mỗi lúc nhớ đến chuyện này tôi lại muốn khóc.

Tôi đi gửi đầy một thùng thư cho anh em lính trẻ. Có anh bảo vệ đài truyền thanh bị pháo tiện đứt hai rẻ xương sườn. Có anh dân quân bị mảnh pháo bắn bay văng mất gót chân, anh vẫn hướng dẫn bà con sơ tán, mỗi bước chân một bước đỏ loang toàn máu. Có đơn vị, tôi vừa hoàn thành chương trình, giọng anh lính trẻ phát biểu hồn nhiên trên đài xong thì cũng là đồng đội cấp báo: chính anh ấy đã hi sinh!

Giữa hai trận đánh, anh ngồi trong căn nhà lá ở Phố Lu (là nhà khách của huyện) và làm... thơ. Anh viết trong tâm trạng của một người mong manh sinh tử ngoài mặt trận, muốn gửi tình yêu thương tha thiết ấy về với người hậu phương. Trong tâm trạng của một người yêu gửi một người yêu (thực tế, lúc bấy giờ, người vợ trẻ và gia đình Dương Soái cũng đang ở Duy Tiên , Hà Nam - ở cuối sông Hồng). Anh viết, khi anh nhớ tới những lá thư viết vội, viết dở, hoặc không kịp viết gì của những người lính trẻ ngoài mặt trận bỏng rát kia. Thế nên, có những câu thơ, nhiều người vui tính bảo hơi "khát máu", cũng là vì thế (xin phân biệt, khi nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc, lời bài thơ có một số thay đổi, sau đây là phần thơ):

"Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi Lào Cai trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng, anh giữ ngọn nguồn sông!

(...)

Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng".

"Rùng rợn" nhất là những dòng cuối bài thơ: "Nếu gặp dòng sông ngầu lên sắc đỏ" (máu giặc), "qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh!". Bài thơ hay bởi sự chân thành và tính trữ tình của nó. "Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt/ anh lại xuống sông Hồng cho thỏa nỗi mong em". Cái cảnh "Quân tại Tương giang đầu/ Thiếp tại Tương giang vĩ"; rồi cảnh "Anh ở đầu sông em cuối sông/ Sống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông", từ cổ xưa đến giờ, bao giờ cũng lãng mạn như thế.

4. Dương Soái trăn trở nhiều với thơ. Cho nên, cái buổi sáng nghe cô bạn bên trường sư phạm nói: "Bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" của anh được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc, Đài Tiếng nói Việt Nam vừa phát hay lắm", Dương Thuấn đã rất phấn chấn. Đó là vào năm 1980. Từ đó, tên Dương Thuấn đã thêm một lần đóng đinh với "Gửi em ở cuối sông Hồng", nhất là trong cái góc làng văn nghệ vốn vẫn lặng lặng với mây núi Hoàng Liên Sơn, nơi anh sống và công tác. Độ ấy, cũng lạ, liên tục thính giả yêu cầu nhà đài phát lại bà "Gửi em ở cuối sông Hồng", thế là anh liên tục được nghe những ca từ trữ tình thì trữ tình thật, song có cả máu, cả nước mắt của mình. Không ngờ khoảng một năm sau, anh Sum, người Mường, Giám đốc nhà máy Thủy điện Thác Bà, Yên Bái (thủy điện đầu tiên ở Việt Nam) gọi điện mời Dương Soái tới nhà uống rượu. "Có khách đặc biệt"! Dương Soái đến, mới ngã ngửa ra, khách là vợ chồng nhạc sĩ Thuận Yến. Vừa lên nghỉ mát du thám lòng hồ Thác Bà, nhạc sĩ Thuận Yến nóng lòng hỏi ngay địa chỉ thi sĩ Dương Soái để cảm ơn và nói lời tri kỉ. Lần đầu tiên hai tác giả "Gửi em ở cuối sông Hồng" gặp nhau và uống rượu. Nhạc sĩ trân trọng và chu đáo vô cùng với tác giả bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng".

Bây giờ, ngồi bàn lại câu chuyện "Gửi em ở cuối sông Hồng", Dương Soái thầm cảm ơn nhạc sĩ Thuận Yến, người đã nhuận sắc cho bài thơ được đi vào lòng người yêu thơ, yêu nhạc. Rằng, thơ Dương Soái viết "Anh ở Lào Cai, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt", đấy là cái tình rất cụ thể của người chiến sĩ ở mặt trận Lào Cai bỏng lửa năm 1979, nhưng khi ông Thuận Yến phổ nhạc: "Anh ở biên cương, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt", tự dưng bài thơ phổ quát hơn, thơ bay rộng hơn trên khắp dải biên cương từ địa đầu Lũng Cú tới cực mũi Cà Mau. Hình như có những nhiều "hạt sạn" vui vui, và tính cục bộ trong một cuộc chiến ở một vùng phên giậu trong bài thơ đã được Thuận Yến "sửa sang" rất kĩ. Đến những đoạn như sau trong bài hát thì hoàn toàn không phải là của Dương Soái:

"Em ở phương xa
nơi con sông Hồng chảy về với biển
ở trên anh đầu nguồn biên giới
Cuối dòng sông nơi ấy em chờ.
Em ở phương xa
cách mười sông ba núi bốn đèo".

Nhưng, cũng có những câu thơ hay nguyên bản của Dương Soái mà những người chỉ nghe nhạc thôi sẽ chưa có dịp được thưởng thức, khi người lính từ trên chốt chiến đấu xuống mặt nước "nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt", chàng ước ao:

"Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc là em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông".
Những câu thơ ấy đẹp và da diết đến day dứt lòng.

Yen Bai Infomation

Area: 6,899.5 sq. km.

Population: 740.7 habitants (2006)

Capital: Yen Bai City.

Administrative divisions:

- Town: Nghia Lo

- Districts: Luc Yen, Van Yen, Mu Cang Chai, Tran Yen, Yen Binh, Van Chan, Tram Tau.

Ethnic groups: Viet (Kinh), Tay, Dao, H?Mong...


Geography

Situated on the gateway to North-West Vietnam, Yen Bai Province borders Lao Cai, Ha Giang in the north, Son La Province in the west, Tuyen Quang in the east, and Phu Tho in the south.

Terrain includes mountain, hill and valley. The network of rivers is complex with many falls and waterfalls. Climate in lowland is different from highland. Annual average temperature is from 18ºC to 28ºC.

Tourism and Economy

Yen Bai's large forest ranges supply valuable pomu, lat hoa, cho chi wood. Van Yen cinnamon, Suoi Giang tea, Tu Le glutinous rice are special products. The province owns well-known stone-pit in Luc Yen, too.

Yen Bai has artificial Thac Ba Lake, a scenic spot as well as a historical place. The lake consists of 1,331 hill-islands, varies vegetation cover and a diverse ecological setting. In the middle of the lake stands the Mong Son Grotto, home of the Yen Bai Party Committee during the anti-American resistance. Coming to there, tourists are able to relax in the lake, climb the mountain and explore the forests.

Visitors are attracted to Dong Cuong and Dai Cai temples. Archaeologists have found many remains of the Son Vi culture in the Dong Cuong Temple area. Dai Cai Temple was built on a large area covered with many green trees and beautiful riverside roads.

Transportation
Yen Bai City is 180km from Hanoi. The province is on the railway from Hanoi to Yen Bai then Lao Cai. There is National Highway No.32 linking to Lao Cai and National Highway No.37 connecting to Tuyen Quang. Buses leave daily for Yen Bai from My Dinh Bus Station (Hanoi).

Một vài điều về Yên Bái

Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc Bộ, có vị trí của ngõ của vùng Tây Bắc.

Yên Bái có diện tích tự nhiên 6.882,9 km², nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng. Phía đông bắc, Yên Bái giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn.

Địa hình Yên Bái có độ dốc lớn, cao dần từ đông sang tây, từ nam lên bắc, độ cao trung bình 600 mét so với mực nước biển và có thể chia làm hai vùng: vùng thấp ở tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Chảy mang nhiều đặc điểm của vùng trung du; vùng cao thuộc hữu ngạn sông Hồng và cao nguyên nằm giữa sông Hồng và sông Đà có nhiều dãy núi.

Do địa hình và thời tiết đã tạo cho Yên Bái có các loại rừng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới trên núi cao. Đất rừng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và trồng rừng sản xuất nguyên liệu giấy. Đất nông nghiệp chiếm gần 10% diện tích tự nhiên, trong đó có cánh đồng Mường Lò rộng 2.300 ha nổi tiếng vùng Tây Bắc. Dưới bàn tay lao động cần cù của người dân Yên Bái đã tạo ra nhiều sản vật có giá trị như: chề, quế, gạo nếp Tú Lệ, cam Lục Yên, nhãn Văn Chấn. Trong lòng đất có nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn với nhiều mỏ kim loại, mỏ nguyên liệu, khoáng sản phi kim; đặc biệt là các mỏ thạch anh, đá fenspat, đá trắng phục vụ chế biến nguyên liệu sản xuất công nghiệp có chất lượng hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Ngoài hai con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy, khoảng 200 ngòi, suối lớn nhỏ cùng hệ thống hồ đầm, Yên Bái còn có hồ Thác Bà - hồ nước được tạo nên bởi bàn tay con người có diện tích mặt nước trên 20.000 ha, trên đó có 1.300 đảo lớn nhỏ. Hồ có sức chứa 3–3,9 tỷ m³ nước là điều kiện để phát triển nguồn thuỷ sinh vật và là nguồn năng lượng phục vụ hoạt động của Nhà máy thuỷ điện Thác Bà - Công trình thuỷ điện đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Hồ Thác Bà cùng với những tiểu vùng khí hậu, các lễ hội, di tích danh thắng của Yên Bái đang trở thành điểm đến của du khách gần xa.

Điều kiện tự nhiên

Yên Bái là tỉnh nằm sâu trong nội địa nhưng lại là cửa ngõ của miền Tây Bắc, là đầu mối giao thông giữa đông bắc và tây bắc, giữa cửa khẩu Lào Cai và Hà Nội. Phía bắc tỉnh Yên Bái giáp Lào Cai, Hà Giang, phía tây nam giáp Sơn La, phía đông giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Phú Thọ.



Địa hình của tỉnh gồm có núi, đồi và thung lũng. Hệ thống sông suối chằng chịt lắm thác ghềnh. Khí hậu chia làm hai vùng, vùng thấp và vùng cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 18ºC – 28ºC.



Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch



Yên Bái là tỉnh có nhiều dải rừng lớn. Rừng có nhiều gỗ quí như pơmu, lát hoa, chò chỉ... Nhiều cây dược liệu và nhiều loại động vật quí hiếm. Sản vật của tỉnh Yên Bái là quế Văn Yên, chè Suối Giàng, nếp Tú Lệ. Yên Bái có mỏ đá quí nổi tiếng Lục Yên.



Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. Tỉnh Yên Bái có nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc biệt là hồ Thác Bà, một trung tâm sinh thái, giải trí, leo núi, khám phá rừng tự nhiên. Thắng cảnh Yên Bái còn giữ được nhiều vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm rất hấp dẫn đối với khách du lịch.



Giao thông

Thành phố Yên Bái cách Hà Nội khoảng 180km.Tỉnh nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai. Tỉnh có quốc lộ 32 đi Lào Cai, Phú Thọ, quốc lộ 37 đi Tuyên Quang.

Theo Tổng cục Du Lịch

LỊCH SỬ YÊN BÁI

Từ rất xa xưa Yên Bái đã là một bộ phận của Tổ quốc. Thời các vua Hùng, Yên Bái thuộc Tân Hưng, thời Lý thuộc Châu Đăng, thời Trần trong lộ Quy Hóa, thời Lê đến thời Nguyễn nằm trong phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa.

Vào cuối thế kỷ XIX, sau khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành “bình định” nước ta, chúng đặt Yên Bái thuộc các đạo quan binh (1891 – 1900). Ngày 11- 4 - 1900, thực dân Pháp thành lập tỉnh Yên Bái gồm có phủ Trấn Yên, hai châu Văn Chấn, Văn Bàn và thị xã tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái. Từ năm 1910 – 1920, Pháp chuyển châu Lục Yên (tỉnh Tuyên Quang) và châu Than Uyên (tỉnh Lai Châu) vào tỉnh Yên Bái. Từ đó cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, địa dư và các đơn vị hành chính tỉnh Yên Bái không thay đổi.

Tháng 5 – 1955, các châu Văn Chấn, Than Uyên chuyển thuộc khu tự trị Thái – Mèo; một phần huyện Than Uyên và các xã Nậm Có, Khau Phạ (Văn Chấn) được tách ra thành lập châu Mù Cang Chải. Tháng 6 – 1956, huyện Yên Bình (tỉnh Tuyên Quang) sáp nhập vào tỉnh Yên Bái. Tháng 10 – 1962, Quốc hội quyết định đổi tên khu tự trị Thái – Mèo thành khu tự trị Tây Bắc và thành lập các tỉnh trực thuộc. Ngày 24 – 12 – 1962, tỉnh Nghĩa Lộ (thuộc khu tự trị Tây Bắc) chính thức được thành lập gồm các huyện Văn Chấn, Than Uyên, Phù Yên. Năm 1964, một phần huyện Văn Chấn được tách ra thành lập huyện Trạm Tấu. Đầu năm 1965, khu vực thượng huyện Lục Yên được tách ra thành lập huyện Văn Yên. Tháng 10-1971, Chính phủ thành lập thị xã Nghĩa Lộ. Ngày 3-1-1976, hợp nhất ba tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ (trừ hai huyện Bắc Yên và Phù Yên chuyển thuộc tỉnh Sơn La) và Lào Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Ngày 1-10-1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn chia thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Các huyện Than Uyên, Văn Bàn và Bảo Yên trước đây thuộc tỉnh Yên Bái chuyển thuộc tỉnh Lào Cai.

Truyền thống văn hóa: các phát hiện di cốt người hiện đại có niên đại 8-14 vạn năm ở hang Hùm (Lục Yên), thạp đồng Đào Thịnh, thạp đồng Hợp Minh (Trấn Yên), trống đồng Phù Nham (Văn Chấn), Mông Sơn (Yên Bình), Khai Xuân (Lục Yên) và nhiều công cụ bằng đá, bằng đồng khẳng định mảnh đất Yên Bái là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, có nền văn hóa phát triển liên tục và khá rực rỡ.

Yên Bái cũng là vùng có nhiều dân tộc sinh sống lâu đời, hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm 1258 nhân dân các vùng Văn Chấn, Trấn Yên đã tham gia đội quân của tù trưởng Hà Bổng, trại chủ Quy Hóa chiến đấu chống giặc Mông-Nguyên khi chúng sang xâm lược nước ta lân fth]s nhất. Năm 1285, nhân dân châu Thu Vật (Yên Bình) và các vùng xung quanh đã ủng hộ, giúp đỡ đạo quân của tướng Trần Nhật Duật chặn đánh quân Nguyên Mông quyết liệt, làm chậm bước tiến của chúng về kinh thành Thăng Long.

Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX nhân dân các dân tộc Yên Bái đã góp phần không nhỏ bảo vệ triều Lê, chống họ Mạc cát cứ và sự cướp bóc của “giặc giã”.

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng, nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Đầu nmaw 1886, quân Pháp đánh chiếm Yên Bái. Tổng đốc Hưng Hóa Nguyễn Quang Bích, bố chánh Nguyễn Văn Giáp phối hợp cùng các lãnh đạo địa phương như Vương Văn Doãn phối hợp cùng các lãnh đạo địa phương như Vương Văn Doãn, Đặng Đình Tế, Phạm Thọ, Đặng Tiến Lộc, Đổng Phúc Thịnh tổ chức đánh chặn địch quyết liệt; xây dựng căn cứ chiến đấu ở Tú Lệ (Văn Chấn), làng Vần (Trấn Yên) gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Ngày 19-10-1889, nghĩa quân đánh tan cả đoàn thuyền địch gồm 13 chiếc trên sông Hồng, đoạn giữa Trái Hút và Bảo Hà.

Từ Năm 1886 đến năm 1898, các hoạt động bất hợp tác với giặc, nhiều cuộc khởi nghĩa nhỏ liên tục nổ ra khắp các vùng Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình, gây ra cho thực dân Pháp nhiều khó khăn trong việc thiết lập bộ máy thống trị và kiểm soát các tổng, xã.

Năm 1913-1914, cuộc khởi nghĩa do Triệu Tài Lộc, Triệu Kiến Tiên và một số thủ lĩnh khác tổ chức được đông đảo người Dao, Tày, Kinh tham gia, ủng hộ. Từ cơ sở đầu tiên ở tổng Trúc Lâu, phong trào lan rộng khắp châu Lục Yên, phủ Trấn Yên, phủ Yên Bình với tổng số 1.414 người. Nghĩa quân đã tiến công đồn Trái Hút (19-10-1914), đồn Bảo Hà (21-10-1914), đồn Lục Yên (22-10-1914). Nhưng do tổ chức, phối hợp thiếu chặt chẽ, trang bị vũ khí lạc hậu, thiếu thốn cho nên các cuộc tiến công không giành được thắng lợi. Thực dân Pháp đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa, bắt hàng trăm người, trong đó có rất nhiều phụ nữ, xử tử 67 người (39 người ở nghĩa địa Tây Yên Bái, 28 người ở Phú Thọ). Đây là sự kiện tiêu biểu khẳng định lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quận khởi của nhân dân các dân tộc Yên Bái.

Khi thực dân Pháp tiến hành khai thác, cướp bóc thuộc địa, đặc biệt là việc chúng cướp ruộng đất, lập đồn điền, nông dân các xã Mông Sơn, Ẩm Phước (phủ Yên Bình), Nga Quán, Cổ Phúc (phủ Trấn Yên) và nhiều nơi khác đã liên tục đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, cướp ruộng đất, làm cho thực dân Pháp rất lúng túng, lo sợ và bất ổn định.

Trong bối cảnh đó, đầu năm 1930 trên địa bàn Yên Bái đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của tổ chức Việt Nam Quóc dân Đảng, do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa không thành, do không đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn để tập hợp rộng rãi quần chúng nhân dân bị áp bức đứng lên giải phóng. Mặc dù bị thất bại, nhưng tinh thần yêu nước, bất khuất, kiên cường của các nghĩa sĩ trước sự khủng bố, đàn áp dã man của kẻ thù đã thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc Yên Bái đứng lên đấu tranh giành độc lập. Đó là những sự kiện lịch sử tiêu biểu, thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết quật khởi của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái. Truyền thống đó được nhân lên gấp bội khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mùa xuân 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đã mở ra một trang sử mới cho lịch sử cách mạng Việt Nam, tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước của nhân dân các dân tộc Yên Bái.

Đầu những năm 40 của thế kỷ XX, những cán bộ cách mạng của Xứ ủy Bắc Kỳ được cử lên Yên Bái hoạt động và đã xây dựng được một số cơ sở cách mạng ở huyện Trấn Yên và thị xã Yên Bái. Với truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường chống ngoại xâm của nhân dân các dân tộc Yên Bái từ tháng 10-1944 đến đầu năm 1945, nhiều cơ sở cách mạng được xây dựng, phát triển ở các huyện trong tỉnh, các tổ chức cứu quốc được thành lập, tập hợp hàng ngàn hội viên. Dau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), khí thế cách mạng của quần chúng khắp nơi trong tỉnh dâng cao. Để đẩy mạnh phong trào cách mạng ở Yên Bái, ngày 7-5-1945, Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở thị xã Yên Bái. Ngày 30-6-1945, Xứ ủy Bắc Kỳ đã quyết định thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái – Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh Loan làm bí thư. Sự kiện thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái – Phú Thọ đã mở ra một bước ngoạt mới cho phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương.

Cùng với cả nước, từ thân phận của dân tộc đói nghèo, lạc hậu bị áp bức, nô lệ, cuộc Cách mạng Tháng tám năm 1945 đã thổi bùng lên ngọn lửa Yêu nước, tinh thần bất khuất, quật cường của đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái.

Ngày 22-8-1945, tại vườn hoa tỉnh lỵ Yên Bái gần một vạn người về dự mít tinh đã chừng kiến sự kiện lịch sử quan trọng: Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái được thành lập, tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, công bố chính sách của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, ủng hộ giúp đỡ, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ thành quả cách mạng, vượt mọi khó khăn, gian khổ từng bước xây dựng cuộc sống đổi mới. Yên Bái bước sang trang sử mới.

Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc phát huy chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết, thống nhất phấn đấu thực hiện lý tưởng cao cả của Đảng, của Bác Hồ kính yêu: hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Những ngày đầu thành lập chính quyền cách mạng của tỉnh, tiếp thu gia tài đổ nát do chế độ cũ để lại: công nghiệp phá sản, nông nghiệp đình đốn, tài chính kiệt quệ, nạn đói đe dọa trầm trọng, hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội nặng nề...nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, chính quyền công nông non trẻ vẫn đứng vững, chống lại mọi âm mưu và thủ đoạn phá hoại của bọn phản cách mạng; lãnh đạo nhân dân các dân tộc động viên cao độ sức người, sức giải phóng quê hương, cùng cả nước góp phần làm nên Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng miền Bắc.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường trong chiến tranh cách mạng, đem hết sức lực, trí tuệ vượt qua khó khăn, chiến đấu bảo vệ quê hương, khắc phục hậu quả, hàn gắn vết thương chiến tranh; cùng cả nước chi viện cho Miền Nam, góp phần làm nên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, trước bộn bề khó khăn cả trong nước và quan hệ quốc tế vào thời điểm đó, cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trên cả nước, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh từng bước giành được những thành tựu quan trọng, đẩy lùi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đưa cách mạng Việt Nam bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh (1991) mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, trước tình hình thế giới diễn ra phức tạp, cùng với những khó khăn của một tỉnh miền núi nghèo, kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí thấp và không đồng đều, đời sống của nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn; song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tự lực cánh sinh, huy động tối đa nội lực, kiên quyết chống lại tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, bao cấp, huy động và tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc, lấy công nghiệp và du lịch làm khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Qua hàng nghìn năm lịch sử, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên những truyền thống tốt đẹp là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, tình đoàn kết dân tộc, đức tính lao động cần cù, sáng tạo. Đây là những giá trị tinh thần bền vững mà Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã kế thừa, phát huy cao độ trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa trên quê hương mình.

LỊCH SỬ YÊN BÁI

Yên Bái – Địa chất và các dấu tích cổ

Các vùng đất tạo nên tỉnh Yên Bái về phương diện địa chất là tối cổ. Vào thời kỳ tiền Cambri, các đá cổ nhất đã nhô lên dọc lưu vực sông Hồng (đá phiến kết tinh hoặc biến chất phức hệ sông Hồng, đá phiến biến chất tuổi Thái Cổ và Nguyên Sinh, tồn tại trên 1.200 triệu năm) phân thành hai dải nằm giữa sông Hồng và sông Lô từ Lào Cai về Yên Bái và dọc 2 bờ sông Chảy. Ngoài đất đá cổ sinh, trung sinh còn có đất đá tân sinh - bao gồm hai kỷ đệ tam và đệ tứ, có tuổi khoảng 50 triệu năm, phân bố dọc sông Hồng, sông Lô.

Vào cuối Cambri sớm, chuyển động nâng đã diễn ra trong phạm vi khu vực. Ở đây, chu kỳ trầm tích từ Cambri đến Ôđôvic sớm tạo ra lớp cuội sỏi kết ở nhiều nơi trên dãy Hoàng Liên Sơn. Bước sang giai đoạn Ôđôvic - Silua, chế độ kiến tạo ngày càng bị phân dị mạnh mẽ hơn. Các vùng đất tạo nên Yên Bái nằm trong miền uốn nếp Bắc Bộ, hệ uốn nếp Tây Bắc, đới phức nếp lồi sông Hồng kéo thành một dải từ biên giới Việt Trung tới Việt Trì thì chìm xuống dưới các lớp phủ đệ tứ của đới Hà Nội, ở phía Tây Nam còn có máng chồng Tú Lệ và dưới Nam có võng Sông Đà.

Trong thời kỳ vận động tạo núi, các trầm tích lắng đọng đã tạo ra khu vực này những nếp uống khổng lồ kèm theo hàng loạt những đứt gãy chờm nghịch làm cho đá vôi tầng giữa có tuổi cổ hơn lại nằm chờm lên đá phiến - đá vôi tầng trên có tuổi trẻ hơn. Thời kỳ tạo núi, xuất hiện nhiều hiện tượng xâm nhập mắc ma làm cho đá trong vùng bị biến chất và đến đại trung sinh, cách đây 30 triệu năm, quá trình này coi như đã chấm dứt. Tuy các khối đá xâm nhập vẫn còn hung hãn tìm cách chọc xiên qua nhiều nơi ở dải Hoàng Liên Sơn và xà Phình - Púng Luông. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, các đá này đều có lớp vỏ phong hóa khá dày ở chân núi. Các sườn dốc, nước bề mặt hoạt động mạnh đã làm cho đá gốc lộ trơ trụi khiến cho đỉnh núi lởm chởm như răng cưa.

Đến vận động tạo núi tân sinh tuy không mãnh liệt nhưng nó vẫn đủ mạnh để đội cao chỗ này, làm đứt gãy chỗ khác. Sông suối bị đào xẻ xuống rất sâu. Các vận động tạo núi và đặc tính của đá không đồng nhất trên những khoảng ngắn càng làm cho hướng và chiều rộng của thung lũng thay đổi một cách bất ngờ.

Nhìn chung rừng ở đây xuất hiện nhiều dạng khá đặc sắc. Nhiều loại cây lẽ ra chỉ thấy ở phương Nam nhưng cũng có mặt ở đây như gụ, săng lẻ, kền kền. Từ độ cao 700 - 1.800m rừng á nhiệt đới núi cao đã xuất hiện những loại cây họ sồi, dẻ và họ dổi cùng một số cây lá kim. Ở những vùng có khí hậu khô hơn thì rừng bớt rậm rạp và thường rụng lá vào mùa hanh. Lên cao hơn nữa là rừng lãnh sam.

Động vật khá phong phú với sơn dương, mèo rừng, gấu, nai, hoẵng, hổ, báo... Trong các loại hóa thạch tìm được ở Yên Bái, ta còn thấy có voi răng kiếm, gấu tre, đười ươi, khỉ, vượn nhím, dúi, chuột, mèo, chó, lợn, vui, bò rừng.

Vào thời cánh tân, Việt Nam là khu vực lục địa nối liền với vùng đảo Đông Nam Á - một trong các khu vực có khả năng chứng kiến quá trình chuyển biến từ vượn thành người.

Từ tháng 10/963 đến tháng 12/1964, các nhà khảo cổ học Việt Nam có sự tham gia của chuyên gia cộng hòa Dân chủ Đức - Tiến sỹ H. DKahlke đã phát hiện và khai quật di chỉ hang Hùm (Tân Lập - Lục Yên). Hang Hùm thuộc sơn phận làng Hùm, còn được gọi là Ma Mút, kết quả khai quật cho thấy ở đây có 2 thời kỳ trầm đọng khác nhau: Thời kỳ thứ nhất thuộc hậu kỳ Cánh tân với trầm tích khá rắn màu vàng nhạt; thời kỳ thứ hai thuộc giai đoạn đầu của hậu kỳ Cánh tân với trầm tích không rắn bằng. Giữa đó là thời kỳ xói mòn mạnh cửa sông.

Tại hang Hùm, hàng ngàn hóa thạch của 30 loài động vật được phát hiện trong đó đặc biệt có 3 chiếc răng hàm của người khôn ngoan (Hômô sapiens) cùng các hóa thạch thuộc họ đười ươi (Pông Pygmacus Weidencei Chi HOOI - JHER) các hóa thạch thuộc họ voi răng kiếm (Stegoden orien - talis OWEN), các hóa thạch của báo gấm thuộc họ mèo (Néofilis rebulosa of promigchic HEMMER và V.KOENIG SWALD...).

Trong số mấy ngàn hóa thạch, người ta thấy vắng mặt gấu tre (Ailuropoda mela noleuca fovealis MATTHEW&GRANGER). Tuy thế, hang Hùm vẫn được coi là trung điểm giao lưu của nhiều động vật, thực vật. Việc nghiên cứu quần thể động vật ở đây có tầm quan trọng rất lớn. Việc tìm thấy những chiếc răng hàm của người khôn ngoan sớm đã xác nhận thời đại sơ kỳ đá cũ đã tồn tại và phát triển trên vùng đất của người Yên Bái ngày nay.

Tại hang dưới Thẩm Thoóng (Thượng Bằng La), các nhà khảo cổ học đã phát hiện trong trầm tích có niên đại Cánh tân một công cụ cùng một số hóa thạch của lợn rừng, lợn nòi, hươu... và cho rằng rất gần gũi với hang Hùm.

Từ năm 1979 trở đi, hàng loạt các điểm di tích thuộc văn hóa Sơn Vi được phát hiện với di tích mở đầu là đồi Bách Lẫm (Thị xã Yên Bái). Đồi Bách Lẫm là một đồi đất có độ cao trên 20m, nằm sát mép sông Hồng ớ phía Đông Nam thị xã Yên Bái. Tại đây cuối năm 1979 đã phát hiện được 13 di vật của văn hóa Sơn Vi. Từ đó đến nay đã thu được trên 400 di vật gồm công cụ, phế vật, mảnh tước hạch cuội... Phản ánh đây là vùng cư trú và sản xuất công cụ thời hậu kỳ đá cũ.

Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã phát hiện được gần 50 điểm di tích của văn hóa Sơn Vi, tập trung chủ yếu dọc thung lũng sông Hồng. Các loại hình công cụ đặc trưng của văn hóa Sơn Vi ở Yên Bái là công cụ rìu lưỡi dọc, rìu lưỡi ngang, mũi nhọn, công cụ mảnh tước.... Với kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp từ chỗ chỉ ghè vài nhát thô sơ, tạo ra rìa tác dụng ở một hoặc hai cạnh viên cuội để sử dụng trong lao động. Các điểm tiêu biểu ngoài Bách Lẫm có: Xóm Soi (Giới Phiên), Đá Bia (Minh Bảo), Lương Thịnh III (Tân Thịnh), Khe Quỷ (Yên Hợp), bến Mậu A (Mậu A), Đào Thịnh...

Tại hang Nậm Tốc Lù (Cảm Nhân - Yên Bình) nằm trên núi đá vôi theo hướng bắc nam ở độ cao 50m so với mặt thung lũng cũng tìm thấy một số công cụ thuộc văn hóa Hòa Bình.

Như vậy cùng với việc phát hiện hóa thạch răng người cổ, xương răng động vật thế Cánh tân (voi răng kiếm, gấu tre, đười ươi lùn) ở Thầm Ồm - Nghệ An, việc phát hiện răng người khôn ở hang Hùm đã giúp giới sử học Việt Nam đặt ra giả thuyết. Nếu đúng như vậy thì người hiện đại đã xuất hiện rất sớm ở Việt Nam. Lớp trầm tích hang Hùm có niên đại từ 14 đến 8 vạn năm.

Sau hàng chục vạn năm sử dụng công cụ đá cuội, con người đã biết ghè đẽo rộng khắp trên một mặt viên cuội, còn mặt kia giữ nguyên, tạo ra một đặc trưng mới được gọi là văn hóa Hòa Bình.

Văn hóa Hòa Bình xét về mặt địa chất là giai đoạn lịch sử vắt ngang từ cuối Pleixtocene sang đầu Holocene là cầu nối từ hậu kỳ đá cũ sang đá mới. Những dấu tích của văn hóa Hòa Bình phát hiện được ở Yên Bái tuy chưa nhiều, song nó có giá trị xác định sự hiện diện của cư dân văn hóa Hòa bình đã tồn tại ở đây, nó góp phần nối liền văn hóa hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới.

Văn hóa đá mới ở Yên Bái: trong khi chưa tìm thấy các dấu tích của sơ kỳ đá mới (văn hóa Bắc Sơn) thì dường như lại tìm được khá nhiều các dấu tích của giai đoạn hậu kỳ đá mới. Cho đến nay, gần 40 địa điểm của thời kỳ này đã được tìm thấy trên địa bàn của tỉnh với sự phân bố khá rộng rãi mà trọng tâm vẫn nằm ở lưu vực của sông Hồng và sông Chảy. Đặc trưng nổi bật của hậu kỳ đá mới ở đây là những rìu và bôn có vai hay tứ giác, trong đó rìu bôn có vai chiếm tỷ lệ cao hơn (56/16). Quy mô của nhóm công cụ thuộc loại trung bình và nhỏ tồn tại dưới nhiều kiểu loại khác nhau (hai vai, hai vai kép, 1 vai, có vai có nấc...).

Ngoài rìu bôn, ở đây còn phát hiện được những loại hình dị vật khác như chì lưới đá, dao đá, vòng tay, khuyên tai đá... Phản ánh tính phong phú đa dạng của loại hình dị vật và khẳng định kỹ nghệ chế tác đá ở đây đã đạt tới mức hoàn thiện. Đây cũng chính là thời kỳ lịch sử đầu tiên của dân tộc: Thời đại Hùng Vương và An Dương Vương trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Những dấu tích của thời đại kim khí ở Yên Bái cũng rất phong phú, khá độc đáo trong đó nổi bật lên là những thạp và trống đồng mang phong cách văn hóa Đông Sơn.

- Thạp đồng Đào Thịnh: Ngày 16/9/1960 tại thôn Đống Gianh nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc xã Đào Thịnh (Trấn Yên) cách thị xã Yên Bái 20 km về phía Bắc và cách mặt nước chừng 2m đã phát hiện được một chiếc thạp đồng - một hiện vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn. Nếu kể cả lớp đất phủ ở trên, chiếc thạp nằm ở độ sâu 5m. Thạp đồng Đào Thịnh là một chiếc thạp lớn nhất trong sưu tập thạp Việt Nam được biết đến hiện nay. Thạp màu xanh rỉ đồng, nhiều chỗ bị mất hoa văn, đỉnh nắp có một cụm tượng đã bị mất mép, nắp có 4 tượng nam nữ giao hợp chỉ còn hai, nắp thạp hình khum, có đường kính 68cm, cao 17,2cm, bị vỡ nhiều chỗ, có hai quai (bị mất một). Nắp và thân đều có hai cặp quai hình mui thuyền trang trí hoa văn sóng nước. Quai ở thân cách miệng 10,5 cm; quai rộng 2,5cm; đường kính miệng 64cm, nơi phình ra nhất 70cm, đường kính đáy 58cm, cao thân 82 cm, gờ cao 1,5cm. Toàn thạp cao 97,7cm, nặng 76kg.

- Thạp đồng Hợp Minh: Nặng 13,5kg, cao toàn bộ 47,4cm, cao phần thân thạp 41,5cm, đường kính miệng 34,4, đường kính đáy 32,5cm, thân hơi phình ra, thân có dáng thẳng, cân đối, có hai quai hình chữ U ngược.

Ngoài thạp đồng và bộ hài cốt còn thu được đĩa đồng 3 chân, rìu đồng, dao găm đồng, quả thạc đồng, khuyên tai 4 mấu, 3 mảnh gốm miết láng đen. Đặc biệt còn tìm thấy dấu vết của sợi dệt, nan đan.

Thạp đồng Hợp Minh nặng 13,5kg; cao 47,4cm; đường kính miệng 33,6cm; đường kính đáy 34,9cm. Thân phía trên của thạp hơi phình, phía dưới hơi thót, chân đế thẳng, dáng cân đối có 2 quai hình chữ U ngược.

Điều đáng chú ý ở đây là lần đầu tiên ở Việt Nam đã phát hiện được di cốt của người cổ còn nguyện vẹn chôn trong thạp. Di cốt này được giám định là một em bé gái khoảng 4 - 4,5 tuổi.

Những mô típ văn hóa trên thạp Hợp Minh cũng rất tiêu biểu, trên nắp thạp có 4 tượng dạng “chim vịt” gần rìa nắp. Thân thạp có 37 vòng rộng hẹp khác nhau, trong đó có 18 vòng hoa văn, được chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 có 4 cụm hoa văn hình học; Nhóm 2 có 2 vòng hoa văn tả động vật, trên gần miệng thạp là một đàn chim mỏ dài, đuôi xòe trong tư thế co cổ, gồm 19 con. Cả chim và thú đều bay hoặc chạy theo chiều từ trái sang phải; Nhóm 3 có hai vòng hoa văn tả cảnh sinh hoạt của người, vòng trên mô tả một lễ hội trong đó có người hóa trang lông chim múa hát, đánh trống, giã gạo... có cả mô hình nhà sàn, hình thuyền, nhà kho, hình chim, gà trống... Vòng dưới là hình bốn thuyền mũi cong, trên đó có người chèo thuyền, người chỉ huy, mỗi thuyền có 5 - 6 người, trên trời có chim bay, dưới nước có vật hình cá sấu, hình rùa.

Cùng với thạp đồng, tại nhiều nơi trên địa bàn của tỉnh đã phát hiện được trống đồng - Một loại hình di vật tiêu biểu của người Việt cổ thời văn hóa Đông Sơn.

Cũng tại địa điểm phát hiện thạp đồng Đào Thịnh, ngày 25/9/1962, cụ Doãn Văn Thực đã phát hiện ra trống đồng Đào Thịnh và nhiều đồ vật bằng đồng khác (bình, lọ, tượng cóc, quả cân, dao găm, giáo, lưỡi qua) và các đồ trang sức bằng đá, lọ gồm có văn đan. Những hiện vật này được sắp xếp có chủ ý, theo từng loại khác nhau. Ngoài ra trong trống có đất màu đen, lẫn tro than.

Trống đồng Đào Thịnh thuộc loại trống trung bình, mặt còn nguyên vẹn, tang mất một phần, lưng còn một ít và không còn phần chân, không rõ chiều cao. Trống có 4 đôi quai kép, chỉ còn lại 2 đôi, không có tượng cóc. Mặt trống không chờm khỏi tang, chính giữa là ngôi sao 12 cánh, giữa các cánh là hoa văn hình tam giác có các đường chéo song song. Từ trong ra ngoài mặt trống có 4 vòng hoa văn. Đường kính mặt trống là 49,5cm; Đường kính tang là 57cm; trống cao còn lại 27cm; Tang trống dày 0,25cm. Hoa văn tang trống chỉ còn 2 vòng là hình tam giác gần đáy quay vào nhau bố trí gần mép trống, còn lại để trơn, có bốn đường chỉ nổi chạy song song quanh tang trống. Hoa văn lưng trống gồm 4 cụm hoa văn dọc, cách đều nhau cao 11,5cm và một cụm hoa văn ngang dưới. Hoa văn đơn giản, chỉ là hài đường hình tam giác gần đáy quay vào nhau.

- Trống đồng làng Vạc Minh (Minh xuân - Lục Yên ) phát hiện ngày 25/5/1978 tại gò làng Vặc. Di vật đào được là chiếc trống đồng không nguyên vẹn, mất chân và phần lớn lưng nên không xác định được chiều cao. Trống có bốn quai, chỉ còn hai quai. Mặt trống còn nguyên vẹn, có ba vết thủng nhỏ gần tâm trống, có 4 tượng cóc nhưng đều mất, chỉ còn lại dấu vết chân, cóc quay ngược chiều quay của kim đồng hồ. Mặt trống chờm khỏi tang 1,5cm; Tang không phình mà hơi đứng, lưng thẳng, phía dưới hơi loe ra. Đường kính mặt 64,5cm; Đường kính tang 61,5cm; Đường kính lưng (phần giáp tang) 52,0cm; Tang cao 14,0cm; Mặt dày 0,45cm; Trống cao toàn bộ còn lại 37cm.

- Trống đồng Mông Sơn (Yên Bình): được tìm thấy ngày 15/3/1984 trên một quả gò thuộc địa phận xã Mông Sơn. Di vật là một chiếc trống chôn ngửa do quá trình mưa gió đã lộ ra một phần thân trống.

Trống không còn nguyên vẹn, 4 tượng cóc đã bị cưa mất 3 còn 1. Chân bị vỡ, mặt bị cắt rời khỏi thân, quai chỉ còn một chiếc, trống thủng nhiều chỗ, mặt trống chờm ra ngoài tang, tang không phình, lưng thẳng, chân hơi choãi. Đường kính mặt 56cm, cao còn lại 30 cm.

Hoa văn mặt trống: trung tâm là ngôi sao 12 cánh, giữa các cánh là văn hóa lông công, ngoài là 11 vòng hoa văn. Trong đó vòng 7 từ trong ra là hình chim cách điệu hình trâm, xen kẽ nhau từng đôi một, chim bay theo ngược chiều kim đồng hồ. Gần mép trống có 4 tượng cóc đơn giản cũng quay ngược chiều kim đồng hồ.

Ngoài các di tích kể trên, tại thị xã Yên Bái còn phát hiện được một số đồ đồng tại khu nghĩa trang thuộc bệnh viện tỉnh (rìu đồng, nồi đồng). Ở Trấn Yên còn phát hiện được rìu đồng, giáo đồng (Quy Mông, Báo Đáp). Khu vực Văn Yên cũng tìm được các rìu lưới xéo, rìu xòe cân, nhiều đồ gốm thuộc các giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Mậu, Đường Cồ tại các điểm Yên Hưng, Yên Hợp...

Như vậy là các di tích khảo cổ học thuộc nền văn minh sông Hồng của thời đại Hùng Vương đã có mặt khá dày đặc và đầy đủ trên các vùng đất mà sau này hình thành nên tỉnh Yên Bái. Con người ở đây đã rời hang động trong rừng núi đá vôi xuống cư trú ở vùng đồi gò và bờ bãi ven sông Hồng, sông Chảy. Họ khai thác đất đai ven sông, các bãi trũng cạnh đầm hồ và gò đồi để canh tác theo lối đao canh thủy nậu, đao canh hỏa chủng. Họ dùng rìu đá mài, rìu đồng để cuốc đất. Khi kỹ thuật luyện kim phát triển, xuất hiện thêm lưỡi cày, lưỡi cuốc trong sản xuất. Nhiều đồ dùng bằng đồng, bằng gốm ra đời (thạp, bình, lọ, nồi, âu...)

Cây lúa là nguồn lương thực chủ yếu của cư dân Yên Bái thời đại Hùng Vương. Nhiều hoa văn trang trí trên trống đồng, thạp đồng tìm thấy ở vùng này với hình tượng bông lúa, săn bắt và hái lượm. Có nhiều khả năng cư dân ở đây đã biết đến chăn nuôi, đánh cá và trồng một số loại cây ăn quả, cây lấy sợi... từ rất sớm.

Nghề đúc đồng khá phát triển. Người thợ đúc ở đây tỏ ra có tay nghề cao khi họ tiến hành đúc thạp đồng Đào Thịnh, thạp đồng Hợp Minh cùng các trống đồng làng Vặc, Mông Sơn, Phù Nham, bản Lải, Đảo Đình. Để có được những báu vật trên, những người thợ này đã phải dựng lên nhiều lò nấu đồng, tạo ra nhiều khuôn đúc bằng đất khá lớn.

Nghề gốm cũng phát triển. Nhiều công cụ và đồ trang sức chế tạo từ đá spilitquacdit, amphibôlit và neepherit là nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Họ dùng ngay các công cụ bằng đá để cưa, khoan, tiện mài và đánh bóng.

Những di vật đã tìm được trên đất Yên Bái cho thấy trình độ hiểu biết về nghệ thuật của con người trong thời đại Hùng Vương khá cao. Ngoài lối trang trí bằng hóa văn kỷ hà thì mảng nghệ thuật vẽ hình theo chủ đề khá phát triển. Con người thể hiện trên thạp đồng, trống đồng hòa vào giới động vật xung quanh (hươu, hổ, chim, cá) hoặc các dụng cụ (thuyền bè, giáo, rìu, cung tên) các cảnh vui chơi....

Những bức tượng trên thạp và trống đồng của các nghệ nhân thời đại Hùng Vương để lại là những chuẩn mực về phản ánh hiện thực của thời tiền sử qua nghệ thuật chạm khắc.

Từ những di chỉ, di vật đã được phát hiện bước đầu cho chúng ta nhận biết về một chặng đường kéo dài hàng chục vạn năm, từ thời đại đồ đá cũ đến thời đại kim khí trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Chứng tỏ Yên Bái nằm trong khu vực địa bàn sinh tồn và phát triển liên tục của người Việt cổ trên đất nước ta.