Đêm Thành Phố Trẻ( Yên Bái Quê Hương Tôi)

Khi vị thần Thời gian khẽ kéo tấm màn đen bao kín lấy bầu trời, che đi ánh sáng cuối ngày của mặt trời trước khi lặn vào núi cũng là lúc thành phố trẻ thân yêu chìm vào màn đêm
Click here to view full size

Vườn hoa Nguyễn Tất Thành (Trung tâm Km 5 - TP Yên Bái).

Yên Bái về đêm thật khác với nhịp sống tất bật, hối hả của ngày. Mọi hoạt động đều dịu đi phần nào, nhẹ nhàng hơn cùng sự trầm tư của phố núi. Ngọn đèn đường đã bật, ánh sáng dát vàng cả con đường, làm cho cảnh vật cũng trở nên lung linh, sinh động.
Trên những con đường trong thành phố, ngày ngày từng dòng xe cộ qua lại tấp nập, cảnh họp chợ ồn ào, đông đúc, vậy mà đêm xuống ánh sáng của đèn xe trên đường tạo thành vệt sáng dài hòa với ánh sáng thanh khiết của mặt trăng tạo vẻ lãng mạn chất thi vị cho từng tuyến phố. Các cơ quan, trường học đều đóng cửa, chỉ thấy le lói chút ánh sáng từ phòng bảo vệ. Đâu đó, văng vẳng tiếng chổi lẹt xẹt của chị lao công quét rác. Lúc mà mọi người nghỉ ngơi cũng là lúc những người lao công bắt đầu công việc quen thuộc của mình trên từng con phố.
Cứ nghĩ đến tối là người ta lại tưởng tượng ngay đến sự vắng vẻ và yên lặng, nhưng Yên Bái thì không, càng ngày thành phố càng đông vui hơn. Cho tới khi nào đèn đường chưa tắt thì khi đó hoạt động của thành phố còn sôi động. Tuy thưa dân nhưng vẫn có khá nhiều xe cộ trên đường. Xe taxi tỏa đi các tuyến đón khách. Học sinh đi học tối. Người đi bộ thể dục. Những hàng ăn đêm, đại lý, cửa hàng chưa bao giờ vắng khách. Tất cả tạo nên nhịp sống mới hiện đại của thành phố trẻ. Không gian thay đổi theo thời gian nhưng bầu không khí trong lành, tinh khiết của phố núi thì vẫn thế, đặc biệt là hai mùa thu và đông.
Đêm mùa thu, từng cơn gió nhẹ xào xạc thổi làm lay động những chùm lá vàng khô trên những cây cổ thụ bắt đầu rụng lá. Gió chưa lạnh nhưng đã nhuốm màu đông, se se áo mỏng, thật dễ chịu! Đi dưới những tán bàng tỏa rộng, lọt qua kẽ lá ta có thể nhìn rõ những vì sao tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời. Đêm thu Yên Bái còn rộ lên một mùi hương hoa sữa thoang thoảng trên mỗi tuyến phố. Một chút gì đó ẩn chứa hình bóng thân quen của Hà Nội mà lại rất riêng, rất Yên Bái.
Im lặng để tận hưởng, để lắng nghe từng hơi thở của thành phố trong một đêm thu trăng tỏ, ta có thể cảm nhận được sự bình yên mà ngày thường không dễ có. Mỗi khoảng trời, mỗi hàng cây, mỗi góc phố, con đường, tất cả đã đi vào lòng người dân thành phố thêm yêu và rất đỗi tự hào

Đài phun nước trung tâm TP Yên Bái








Còn đây là Video Clip :

Yen Bai Province

Capital city:Yen Bai
Area (sq km):6,808
Population:699,900
Average temp:18 - 28ºC
Ethnic data:Viet/Kinh, Cao Lan, Dao, Giay, H’mong, Kho Mu, Muong, Nung, Phu La, San Chay, Tay, Thai.
Districts/wards:Luc Yen, Mu Cang Chai, Nghia Lo, Tram Tau, Tran Yen, Van Chan, Van Yen, Yen Binh.


Description:

Yen Bai Province is located in Tay Bac, the northern part of the country. It is bordered by on the north by Ha Giang, the south by Son La, on the northeast by Tuyen Quang, on the southeast by Phu Tho and the northwest ny Lao Cai.

Economy:
Forestry.

Natural beauty sights:
Thac Ba Lake.

Historic sights:
-

Tourist sights:
Thac Ba Hydroelectric Plant is an interesting site. Yen Bai Tourism and Trade Department, along with the Institute for Tourism Research, are developing tourism in this area. Come and be a pioneer!

Festivals:
Dong Cuong Festival.

Transport:


Transport - Rail
Yen Bai is located astride the Ha Noi/Lao Cai rail line. Trains from Ha Noi's Giap Bat Station depart at 07.10H arriving at Yen Bai 14.00H; departures from Ha Noi's Long Bien Station at 12.20H and arrive in Yen Bai at 17.20H. Southbound trains from Yen Bai depart at 06.50H and 08.30H; arriving at Ha Noi's Long Bien at 11.40H and 15.20H at Ha Noi's Giap Bat Station.

Transport - Road
Yen Bai is 183 kilometres from Ha Noi. Buses leave daily for Yen Bai from Ha Noi’s Kim Ma bus station. Yen Bai is also a stopping point for bus running the Ha Noi/Lao Cai route.

Yen Bai travel

Yen Bai travel

Yen Bai overview

Area: 6,899.5 sq. km.
Population: 740.7 habitants (2006)
Capital: Yen Bai City.
Administrative divisions:
- Town: Nghia Lo
- Districts: Luc Yen, Van Yen, Mu Cang Chai, Tran Yen, Yen Binh, Van Chan, Tram Tau.

Yen Bai Geography

Situated on the gateway to North-West Vietnam, Yen Bai Province borders Lao Cai, Ha Giang in the north ( Hagiang tours ), Son La Province in the west, Tuyen Quang in the east, and Phu Tho in the south.
Terrain includes mountain, hill and valley. The network of rivers is complex with many falls and waterfalls. Climate in lowland is different from highland. Annual average temperature is from 18ºC to 28ºC.

Yen Bai Tourism

Yen Bai's large forest ranges supply valuable pomu, lat hoa, cho chi wood. Van Yen cinnamon, Suoi Giang tea, Tu Le glutinous rice are special products. The province owns well-known stone-pit in Luc Yen, too.
Yen Bai has artificial Thac Ba Lake, a scenic spot as well as a historical place. The lake consists of 1,331 hill-islands, varies vegetation cover and a diverse ecological setting. In the middle of the lake stands the Mong Son Grotto, home of the Yen Bai Party Committee during the anti-American resistance. Coming to there, tourists are able to relax in the lake, climb the mountain and explore the forests.
Visitors are attracted to Dong Cuong and Dai Cai temples. Archaeologists have found many remains of the Son Vi culture in the Dong Cuong Temple area. Dai Cai Temple was built on a large area covered with many green trees and beautiful riverside roads.

Yen Bai Transportation

Yen Bai City is 180km from Hanoi. The province is on the railway from Hanoi to Yen Bai then Lao Cai ( Lao Cai travel ). There is National Highway No.32 linking to Lao Cai and National Highway No.37 connecting to Tuyen Quang. Buses leave daily for Yen Bai from My Dinh Bus Station (Hanoi)

Yen Bai tourism attraction - Thac Ba lake

Location: Located both in Luc Yen and Yen Binh districts, Yen Bai Province.
Characteristics: Thac Ba Lake is not only a beautiful landscape, but it is also a national vestige.
This artificial lake has an area of 23,400ha and 1,331 islands and hills with diverse ecological environments. The water in the lake is blue and clear, and imprinted with the reflections of the surrounding ancient forest. The thousands of hills and islands feature caves such as the Hum, Cau Cuoi and Bach Xa. The Thac Ba Temple always draws visitors.
In 1285, the Thu Vat Battle took place under the command of Tran Nhat Duat against Mongolian invaders.
There are plans in the works to develop Thac Ba Lake ( Ba Be Lake tour )into an ecological tourist centre with entertainment, mountain climbing and hiking.

Yen BaiTravel map
Yen BaiTravel map

Thảo thơm hạt gạo Mường Lò Yên Bái

Quốc lộ 32 uốn lượn giữa miền núi non Tây Bắc “thanh sơn, bích thủy”. Núi cao, vực sâu, bạt ngàn cây rừng, lau lách. Cơn mưa nào đêm qua khiến rừng cây tươi tắn lạ thường, đỉnh núi xa thấp thoáng những dòng thác bạc như đổ từ trên trời xuống khiến ta tưởng thấy thác núi Lư trong thơ Lý Bạch đời Đường: “Thác bay thẳng xuống ba nghìn thước/ Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi mây…”.
Rồi như một phép màu, xe ta bỗng lọt vào một cánh đồng bằng phẳng biêng biếc sóng lúa đương thì con gái: sóng lúa Mường Lò. Ta ngỡ ngàng trước màu xanh non óng ả, mượt mà trong nắng trải tới chân núi xa. Câu ca “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” nổi tiếng từ lâu. Mường Lò là cánh đồng lớn thứ hai ở miền núi phía Bắc, chỉ sau Mường Thanh – Điện Biên (còn hai cánh đồng nhỏ hơn là Mường Than – Than Uyên và Mường Tấc – Phù Yên). Tiểu vùng khí hậu Mường Lò ôn hòa, mát mẻ, trong lành; con người nơi đây thuần hậu, mến khách; thổ nhưỡng nơi đây phù hợp với cây lúa nước, cứ một năm mấy vụ lúa tốt bời bời, ít sâu bệnh, cây lúa mập mạp, hạt gạo thơm dẻo vô cùng. Ta tự hỏi, sao giữa bốn bề núi non cao ngất của dãy Hoàng Liên hùng vĩ lại có một cánh đồng bằng phẳng, tốt tươi, đẹp như vậy?
Các cụ kể rằng, người Thái đã định cư lâu đời ở nơi đây. Hai anh em Tạo Xuông và Tạo Ngần đã dừng chân dựng bản làng vì thấy đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào. Câu tục ngữ: “Thái theo nước, Xá theo lửa” nói về tập quán canh tác của người Thái trồng lúa nước, người Xá (Khơ Mú) đốt nương làm rẫy. Sau này, ông Tạo Ngần lên Mường Then (Mường Thanh ngày nay) xây dựng bản làng người Thái trắng cũng trồng lúa nước là chủ yếu. Ở Mường Lò, con của Tạo Xuông là Tạo Lò, các cháu Ta Đúc, Ta Đẩu, Lò Lại Trượng, Lò Lạng Quạng, Lò Lạng Ngạng… nối tiếp nhau cùng cai quản bản mường. Văn hóa Thái nơi đây gắn liền nền văn minh lúa nước có bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Từ ăn, ở, lễ hội, trang phục, cưới xin, ma chay, vui chơi, nhạc cụ… đều gắn với công việc của người trồng lúa. Sau mùa gặt, bạn có thể nghe tiếng “pí phương” réo rắt, đó là loại sáo được làm bằng gốc rạ rỗng lòng, thanh niên thổi cho vui tai khi nghỉ giải lao hoặc trên đường đi làm đồng về.
Hạt gạo dẻo thơm nơi đây đã duy trì sự tồn tại của con người bao đời nên con người yêu quý đất đai ruộng đồng, trân trọng hạt gạo quê mình. Trong bất kỳ lễ hội nào, người Thái nơi đây cũng không quên tôn vinh hạt gạo. “Áo em thêu chỉ biếc hồng/Mùa xuân ngày hội Lồng Tồng thêm vui” (Tố Hữu), đó là ngày “Hội xuống đồng”, thường là vào ngày rằm tháng Giêng. Phần lễ có các ông mo cúng trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở. Trong mỗi lời ca, điệu xòe cũng gửi gắm mong ước của người trồng lúa, mong cho “Lúa tốt như bãi gianh đầu bản, như rừng ngõa đầu mường” hoặc “Không xòe không tốt lúa, không xòe thóc cạn bồ” (dân ca Thái). Người phụ nữ Thái đảm đang cũng được ca ngợi:
“Tung nắm tấm thành ra đàn gà
Đụng vào khung cửi thành vải hoa
Vuốt khóm lúa, lúa ra bông
Đụng vào cỏ, cỏ chết nắng”.
(Dân ca Thái, Cầm Giang dịch).
Và trong một năm, người Thái còn có “Lễ hội cầu mưa”, “Lễ cúng vía trâu”, “Lễ cúng mừng cơm mới” đều là nét đẹp trong đời sống tâm linh của cư dân trồng lúa nước.
“Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò” đã thành danh từ lâu. Hương thơm của hạt gạo nơi này đã bay xa, vượt núi non đến nhiều nơi được nhiều người biết đến. Vừa qua, nghệ nhân Lã Tuyết Trinh – Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Du lịch Miền Tây đã cùng bà con người Thái xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) làm nên một kỷ lục: cùng lúc thổi 800 kg gạo nếp đã ngâm với các loại lá cây, củ cây được 1.200 kg xôi ngũ sắc, trình bày thành biểu tượng một bông hoa ban năm cánh tại lễ khai mạc Hội chợ Du lịch về cội nguồn 2008 ở thành phố Yên Bái. Có bao nhiêu thi sĩ đã viết về hạt gạo Mường Lò ta không thể nhớ hết, nhưng những vần thơ đẹp nhất đã dành cho những giọt mồ hôi mặn mòi và những hạt gạo thơm thảo nơi đây:
“Khát khao cháy bỏng bao đời
Bây giờ thơm thảo mặn mòi đồng quê
… Ông cha phá đá dời non
Cháu con vỡ đất khơi nguồn sớm hôm
Người về coóng khẩu dẻo thơm
Người đi vấn vít cơm lam theo cùng…”.
(Trần Vân Hạc)
Phát huy tiềm năng cây lúa, bà con đã tiếp tục cải tiến kỹ thuật canh tác, cải tạo giống lúa, phấn đấu làm giàu ngay trên đồng đất quê mình, từ cánh đồng đạt 47 triệu đồng/ha/năm, nay đã đạt 50 triệu đồng/ha/năm và trong tương lai là 60 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay, giống lúa lai F1 đang chiếm ưu thế về chất lượng và giá thành, năng suất 2,2 tấn/ha nhưng giá lúa lai F1 cao gấp ba lần giá trị lúa thường.
Đi cùng tới Mường Lò dịp này còn có một kiến trúc sư là giám đốc một công ty thiết kế xây dựng. Anh tới Mường Lò để thiết kế xây dựng một ngôi trường cho người dân nơi đây, đó là Trung tâm Giáo dục thường xuyên thị xã Nghĩa Lộ, nơi sẽ duy trì và xây dựng một xã hội học tập cho người lao động có nhu cầu học tập nâng cao trình độ. Được thưởng thức cơm lam, xôi ngũ sắc, cơm tẻ dẻo thơm cùng nhiều thứ bánh làm từ gạo tại nhà sàn xã Nghĩa An, anh tấm tắc khen. Thưởng thức những món ăn dân tộc lạ miệng, ngắm những cô gái Thái duyên dáng áo cỏm, thắt đáy lưng con tò vò múa quạt, xòe tung khăn chào khách rồi lại hát mời rượu khiến thực khách cứ mê hồn trong vòng xòe bất tận, sôi động trong tiếng nhạc, tiếng bước chân nhảy rầm rập trên sàn theo nhịp tằng pẳng*, anh kiến trúc sư vốn chỉ quan tâm đến công việc thiết kế, đến cấu kiện công trình, xi măng sắt thép bỗng ngẫu hứng đọc mấy vần thơ:
“Cùng em vào hội xòe vui,
Bàn tay em vít nghiêng trăng rượu mời.
Lửa thiêng chưa biến thành lời,
Nghĩa An, Nghĩa Lợi, ngời ngời lộc xuân”.
Chia tay khách, các xao noọng** xinh đẹp còn chờ tiễn khách ở đầu cầu thang, trao cho mỗi khách một chén rượu đặc biệt được cất từ thứ gạo ngon nhất của Mường Lò và thủ thỉ hẹn: “Đây là chén rượu một tháng sau khách muốn quay lại…” Đây là chén rượu hai mươi ngày sau khách quay lại… Đây là chén rượu mười ngày sau khách sẽ quay lại Mường Lò của chúng em!”. Anh kiến trúc sư chỉ còn biết gật gù, quả là:
“Mường Lò gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về”.

Niềm vui dâng lên, anh khẳng định sẽ thiết kế những ngôi trường đẹp nhất cho miền quê “gạo trắng nước trong” này…

*Tằng pẳng: Một loại nhạc cụ gõ đơn giản bằng hai đoạn tre già dùng dỗ xuống sàn tạo tiết tấu sôi động cho điệu xòe.
**Xao noọng: Em gái Thái.

Dương Hiền Nga